Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay159
mod_vvisit_counterHôm qua614
mod_vvisit_counterTrong tuần2227
mod_vvisit_counterTuần trước9986
mod_vvisit_counterTrong tháng22270
mod_vvisit_counterTháng trước13670
mod_vvisit_counterTất cả1892207
Hiện có 6 khách Trực tuyến

Share

Suy dinh dưỡng là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sức khoẻ của trẻ.

Đâu phải chỉ trẻ em nhà nghèo bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều, chủ yếu là do nuôi dưỡng kém, như mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo, cho trẻ ăn sam quá sớm (dưới 4 tháng) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sữa cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm), v.v...
Tình trạng kiêng khem vô lý, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với ít nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra ta phải kể đến các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ... làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hoá kéo dài cũng dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, sức đề kháng với bệnh tật giảm nên rất dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn và bị bệnh nặng, dễ tử vong. Vòng luẩn quẩn suy dinh dưỡng - bệnh nhiễm khuẩn càng làm tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm và việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn càng trở nên phức tạp, khó khăn.
Như vậy, đâu phải chỉ trẻ em nhà nghèo thiếu ăn bị suy dinh dưỡng, mà bệnh có thể xảy ra cả ở con em những gia đình khá giả thừa ăn nhưng nuôi trẻ không đúng phương pháp, cho trẻ ăn uống không hợp lý, hoặc do những kiêng khem vô lý trong và sau những lần trẻ bị bệnh, nhất là sau các đợt tiêu chảy.
Những dấu hiệu và các thể suy dinh dưỡng thường gặp
Các dấu hiệu dễ thấy nhất để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng là:
Trẻ không lên cân mà còn sụt cân.
Lớp mỡ dưới da mỏng, cơ thể gầy yếu, bắp thịt nhẽo.
Trẻ biếng ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hoá, tóc thưa dễ rụng, mỏi mệt, lờ đờ, có thể bị phù nề, ngoài da có những đám sắc tố, lở loét...
Ngoài ra, có thể thấy gan trẻ to ra vì thoái hoá mỡ, mắt bị khô hoặc viêm loét giác mạc do thiếu vitamin A. Phần lớn trẻ suy dinh dưỡng bị thiếu vitamin A dẫn đến khô, loét giác mạc mắt ở các mức độ khác nhau, nếu nặng có thể gây mù loà.
Có hai thể suy dinh dưỡng chính:
1. Suy dinh dưỡng thể đét (Marasmus): Trẻ gầy đét, da bọc xương, da nhăn nheo, lớp mỡ dưới da có thể bị mất hết, các bắp cơ ở tay, chân teo nhỏ, vòng cánh tay nhỏ hơn trẻ bình thường, cân nặng giảm tới 40% hoặc hơn, không phù.
2. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Trẻ bị phù, đặc biệt ở hai chân. Trên da trẻ có nhiều mảng sắc tố màu nâu, có nơi bong ra để lại các mảng màu đỏ, rỉ nước. Cân nặng giảm ít hơn thể trên.
Ngoài hai thể suy dinh dưỡng trên, người ta có thể gặp thể kết hợp, vừa teo đét vừa phù. Trên gầy đét, lớp mỡ dưới da mỏng; cơ teo, nhẽo; rối loạn tiêu hoá; có phù nhẹ.


Nguồn: ĐSGĐ

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)