Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1106
mod_vvisit_counterHôm qua1008
mod_vvisit_counterTrong tuần3162
mod_vvisit_counterTuần trước2640
mod_vvisit_counterTrong tháng17872
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1911155
Hiện có 14 khách Trực tuyến

Các cách giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

Share

Khi sinh ra, phần lớn trẻ em dường như đã sẵn sàng hoà nhập với xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp. Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống chúng đã hết sức vui thích đặc biệt trong mỗi biến động của khuôn mặt ai đó tiến lại gần.
Đứa trẻ dường như nhận ra rằng con người là rất quan trọng; tìm sự an ủi để chia sẻ những khoảnh khắc vui sướng, tìm đến sự chỉ bảo và để được học hỏi, chúng nhanh chóng học cách đợi giúp đỡ của những người lớn khi chúng muốn cái gì.

Trẻ Tự kỷ thường không muốn khao khát giao tiếp. Chúng tỏ ra không sẵn sàng để để học hỏi những điều mà trẻ bình thường học một cách tự nhiên và do đó, trẻ không có cơ hội để “đi vào ngôn ngữ theo cùng một cách”. Chúng thấy rất khó khăn để làm những điều xung quanh có ý nghĩa.

Ngôn ngữ được phát triển ở trẻ nhỏ tạo ra sự liên hệ giữa âm thanh chúng nghe được với thế giới xung quanh trẻ. Chúng học để dự đoán rằng một ai đó sẽ mở cửa và điều đó là trẻ được ra ngoài. Trước tiên ngôn ngữ đi cùng với hành động có tính thông lệ. Sau đó khi trẻ học được rằng chủ thể và hành động có những kí hiệu mà không thay đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác, ngôn ngữ này đã tạo ra ý nghĩa thậm chí ngoài cả các thông lệ mà lần đầu tiên trong ngôn ngữ được sử dụng. Một khi trẻ hiểu chủ thể và hành động có ý nghĩa như thế nào, chúng bắt đầu học các từ của những vật mà chúng thích. Chúng học theo sự chỉ trỏ và gọi tên của người lớn đối với các vật và chúng học cách chỉ trỏ các vật và hỏi về các từ mà chúng cần.

Trẻ Tự kỷ không phải lúc nào cũng gặp khó khăn trong việc tạo ra ý nghĩa của các từ nhưng rất khó khăn khi đọc các “thông điệp” không phải bằng ngôn ngữ được thể hiện bằng hành động hoặc trên nét mặt. Đối với tất cả chúng ta, các cử chỉ không bằng lời này rất quan trọng để giúp chúng ta tạo ra ý nghĩa của toàn bộ thông điệp. Với các trẻ em có khó khăn đặc biệt trong việc học các từ, điều rất quan trọng là chúng ta phải giúp trẻ bằng mọi cách để trẻ có thể hiểu ý nghĩa của các việc chúng làm.

Chúng ta không được quên rằng trẻ tự kỷ thường rất dễ tạo ra ý nghĩa cho các vật mà chúng nhìn thấy hơn là những điều mà chúng nghe thấy. Đây là một điểm mà chúng ta có thể tận dụng các bức tranh, các bức ảnh, các biểu tượng và các kí hiệu sẽ vô cùng hữu ích. Với những trẻ không gặp phải vấn đề về giao tiếp thì tiếp thu các nguyên tắc giao tiếp rất dễ dàng trước khi và trong khi học các từ. Trẻ tự kỷ thì lại không mấy dễ dàng khi học các nguyên tắc của trò chơi phát triển ngôn ngữ. Thậm chí cả những trẻ có kỹ năng ngôn ngữ tốt vẫn có thể không thực hiện giao tiếp hoặc sử dụng ngôn ngữ trong nhiều cách mà trẻ khác có thể sử dụng.
Nghiên cứu những vấn đề đối thoại giữa mẹ và bé, trong một thời gian dài trước khi phát triển ngôn ngữ, chính thức giao tiếp qua lại và chia sẻ sự hiểu ý, đứa trẻ nhanh chóng bắt nhịp được với cha mẹ chúng. Chúng nhận được những thông tin phi ngôn ngữ bằng cách giao tiếp qua nét mặt và cử chỉ. Bằng cách đó chúng học được và biết được điều gì sẽ xảy ra và khi nào là lúc để hành động một cách đặc biệt, chúng có thể nhận ra khi người lớn vui, buồn và như vậy có nghĩa là gì. Dần dần chúng học được làm thế nào để giao tiếp với mọi người bằng nguyên tắc phi ngôn ngữ.

Với trẻ Tự kỷ, mọi thứ đều khó khăn đối với chúng. Chúng không thích bất kỳ ai, chúng không muốn nhìn nhận mọi việc qua cách nhìn của người khác và khiếm khuyết về ngôn ngữ là một tính chất căn bản của chứng Tự kỷ. Gần một nửa số người tự kỷ không có được ngôn ngữ cũng như không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách thông thường và đơn giản. Những trẻ Tự kỷ không đi kèm với tật CPTTT thì cũng thường bị chậm nói, phải tới 3,4 tuổi mới bắt đầu tập nói.Trẻ tự kỷ có cách nói khác với trẻ bình thường và thông thường trẻ thường có một số đặc điểm sau đây về ngôn ngữ và giao tiếp:

1. Những khó khăn trong việc tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ
Giao tiếp và những khó khăn trong giao tiếp của trẻ Tự kỷ có thể thể hiện trên 2 phương diện:
Thứ nhất: trẻ Tự kỷ thường gặp vấn đề trong cả xử lý thính giác, tiếp nhận và gửi tín hiệu giao tiếp. Dĩ nhiên nếu thông tin thính giác không thích hợp và không đủ để tiếp nhận thông tin đó, thì việc tạo ra một ý nghĩa nào đó hoặc một phản ứng nào đó có thể bị hạn chế.

Thứ hai: Trẻ tự kỷ thường có những vấn đề không chỉ trên “kênh” xử lý thính giác, mà còn trên những “kênh” giao tiếp không lời khác. Những vấn đề đó cũng thường có trong việc tiếp nhận thông tin, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cũng như là ngôn ngữ nói. Mỗi tín hiệu (thính giác và ngôn ngữ phụ) cần được xem xét với khía cạnh nó có ảnh hưởng như thế nào tới sự cảm nhận thế giới của Trẻ Tự kỷ. Bất cứ hệ thống tín hiệu giao tiếp nào thiếu cũng cần xây dựng hoặc tăng cường để tạo ra giai đoạn cho sự phát triển ngôn ngữ nói. Trong sự phát triển thông thường, khả năng sử dụng ngôn ngữ phụ kết hợp việc sử dụng giao tiếp bằng mắt (tương tác mắt), diễn tả bằng nét mặt và cử chỉ (hoặc ngôn ngữ cơ thể) cung cấp những hệ thống dự trữ khi việc nhận biết tín hiệu thính giác không làm việc. Bằng sự đảm bảo rằng những khả năng ngôn ngữ phụ cũng phát triển ở trẻ tự kỷ, chúng ta cần tăng cường những cơ hội đặt chúng vào “tín hiệu” thính giác đầy đủ và sẵn sàng hơn.

2. Những khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ qua ánh mắt, nét mặt và cử chỉ cơ thể

Sự thể hiện qua nét mặt.
Thường thì trẻ Tự kỷ dường như không hiểu hoặc thậm chí không chú ý chút nào và không ý thức được những cử chỉ mà cha mẹ dùng để chỉnh đốn hành vi của chúng. Đó có thể là nét mặt thể hiện sự canh chừng của người mẹ sau khi gọi tên đứa con của mình một cách nghiêm khắc – mang vẻ mặt cảnh cáo để thể hiện rằng nó hãy dừng tay lại trước một số vật sắc, nóng nếu không thì sẽ rất nguy hiểm. Cử chỉ cũng được sử dụng một cách thường xuyên, đặc biệt với những trẻ ở giai đoạn tiền ngôn ngữ, để đứa trẻ biết cái mà chúng ta đang suy nghĩ. Sau đó, cử chỉ thể hiện rất rõ ràng và nhanh chóng những suy nghĩ của người mẹ: “Hãy nhìn mẹ! Hãy đọc những suy nghĩ trên mặt mẹ! Mẹ biết con đang làm cái gì nguy hiểm! Không được làm cái đó! Hành động gần như không có ý thức này của người mẹ với đứa con 8 – 10 tháng tuổi chứng tỏ rằng người mẹ đó đã thừa nhận đứa trẻ có tư duy.

Cử chỉ nét mặt có thể là hình thức giao tiếp vô thức nhất sử dụng với trẻ để giao tiếp một số thứ với “tín hiệu” cảm xúc khẳng định hoặc phủ định ở mức độ cao. Cha mẹ sẽ sử dụng những nét mặt rất giận dữ hoặc doạ nạt nếu họ muốn thể hiện rằng đứa trẻ cần dừng hành vi của nó lại. Họ sẽ mỉm cười, gật đầu và ánh mắt lấp lánh để thể hiện sự hài lòng hoặc khuyến khích. Đặc biệt khi đứa trẻ vẫn ở giai đoạn tiền ngôn ngữ, sự thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt là phương tiện để đưa phần lớn các tín hiệu khẩn cấp hoặc kích thích tới đứa trẻ. Cùng với giọng nói, nó là cái mà cha mẹ sử dụng khi muốn chắc chắn những thông điệp mà họ đưa ra trẻ có thể tiếp nhận được.

Những khó khăn trong việc tiếp nhận của trẻ thường đi kèm với việc không có khả năng sử dụng cử chỉ, ánh mắt hoặc nét mặt để diễn tả suy nghĩ một cách rõ ràng. Điều gì xảy ra nếu bạn không hiểu những gì đang được nói quanh bạn? Bạn vừa bước xuống sân bay của một nước nơi mà bạn không thể dùng ngôn ngữ của nước mình và bạn lại đang rất khát. Bạn có thể “xả” với ai đó, cố gắng dùng tay để ra hiệu, làm giống như nghiêng cái cốc vào miệng bạn, chỉ một chỗ thích hợp để có thể uống và nhún vai ... Bạn có thể thiếu ngôn ngữ bằng lời nhưng bạn phải có nhiều ngôn ngữ phi lời nói để dùng tới – giống như một trẻ câm.

Một số cử chỉ mang tính phổ biến như nét mặt thể hiện sự chán ghét, sự xấu hổ, sự đồng cảm, nỗi buồn, sự thân ái ... Trẻ Tự kỷ có vẻ không nhận được giá trị xã hội của điều này, và vì thế thường không dùng những thể hiện mang tính giao tiếp này. Dường như việc thiếu hụt sự định hướng bẩm sinh làm cho cử chỉ nét mặt không được sử dụng khi giao tiếp – bởi vì phần lớn trẻ Tự kỷ có thể thể hiện cảm xúc phản ứng trên mặt chúng ( ví dụ nếu bị đút một loại thức ăn mới và khó chịu vào miệng thì miệng của chúng dính lại), nên phản ứng này có thể được “xem xét” một cách chính xác bởi cha mẹ trẻ, mặc dù đứa trẻ không hề “gửi” một cách có chủ ý tới người lớn.

Nhiều cha mẹ thấy rằng mặc dù trẻ Tự kỷ luôn có nét mặt thể hiện sự nghiêm túc, nghiêm trọng nhưng lại không có khuynh hướng biểu lộ khi có sự mở rộng cảm xúc một cách rõ ràng (như sự xấu hổ, tội lỗi, đồng tình hay không đồng tình ) hoặc không biết được sự khác nhau giữa những trạng thái cảm xúc được liên hệ một cách chặt chẽ.

Sự thể hiện qua cử chỉ (chỉ trỏ)
Ngoài việc không nhìn theo hoặc không chú ý đến những cử chỉ chỉ tay của người khác, trẻ cũng khó khăn trong việc bắt chước cử chỉ của họ, thay vì đổi hướng nhìn hay nghiêng đầu thì chúng vẫn giữ nguyên ánh mắt vào một điểm cố định, cho cảm tưởng là chúng khong ghi nhận hay hiểu ý nghĩa cử chỉ của người khác. Nói về việc phát triển của trẻ thì việc không có cùng chú ý này làm giảm cơ hội cho trẻ học cách tham dự vào sinh hoạt xã hội, vì chúng không biết nhìn nhận sự việc theo quan điểm của người khác, chúng không hiểu được người khác đang có những biểu hiện gì trên nét mặt hay đang nói một vấn đề gì.

Không phải trẻ Tự kỷ không biết nhìn hoặc chỉ dùng tay chỉ đồ vật nhằm chia sẻ sự chú ý quan tâm của người khác, tuy nhiên khi trẻ ngước nhìn người lớn và cầm tay người lớn thì chủ yếu là muốn người lớn lấy cho trẻ vật mà trẻ yêu thích đang nằm ở người tầm với của trẻ hay để giúp trẻ làm một điều gì đó mà chúng gặp khó khăn, ví dụ như mở nắp hộp. Sự tương tác của trẻ ở đây thường có tính yêu cầu làm điều gì đó mà rất ít khi là để chia sẻ cảm xúc hay kinh nghiệm.

Trẻ Tự kỷ đạt được những cử chỉ được dạy rất chậm, như vẫy tay chào chẳng hạn. Những cử chỉ tự nhiên (Những cử chỉ phát triển không cần dạy – mặc dù là chúng có thể dạy được) thì chậm trễ ở phần lớn các đứa trẻ Tự kỷ: Bao gồm lắc đầu khi phản đối (với một đứa bé khi chúng chưa ăn hết), nhìn chằm chằm và đáng lưu ý nhất là chỉ trỏ.

Thiếu khả năng chỉ trỏ có thể là điều mà chúng ta dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất ở trẻ Tự kỷ. Khi một đứa trẻ 10 tháng tuổi chỉ trỏ, trẻ đang nói với bạn rằng nó hiểu được là hệ thống thị giác của bạn có hoạt động giống như của trẻ và trẻ biết rằng bạn sẽ nhìn cái trẻ nhìn nếu như bạn cũng nhìn vào cái mà trẻ đang chỉ. Với trẻ Tự kỷ điều đó thật rắc rối! Đây là cốt lõi của trí tuệ – ý tưởng cho rằng những đứa trẻ có thể nhanh chóng hiểu được rằng bố mẹ nó có thể “ hiểu những suy nghĩ của trẻ”.

Thiếu khả năng để chỉ trỏ đặc biệt là để diễn tả bằng cử chỉ, thông thường có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng lĩnh hội thông tin từ thế giới xung quanh trẻ: Khi đứa trẻ nhìn vào một số thứ và phát âm, cha mẹ thường nhìn theo ánh mắt của trẻ và sau đó cung cấp cho trẻ những thông tin về cái mà trẻ đang tỏ ra thích thú. Tương tự, trẻ thường bắt đầu chỉ khi chúng khoảng 10 tháng tuổi. Một đứa trẻ sẽ chỉ trỏ, phát âm và đưa mắt từ chỗ vật tới cha mẹ và từ chỗ cha mẹ đến vật trẻ thích cho đến khi cha mẹ nói với trẻ về vật đó hoặc đưa vật đó cho trẻ. Cái gì thực sự đang xảy ra trong quá trình tương tác, đứa trẻ gần như nói “ Đây là cái gì? Hãy nói với con về nó đi! ” Những thông tin mà trẻ “nhận” về vật mà trẻ thích thì thực sự hứng thú, và điều này có nghĩa là đứa trẻ sẽ ở trong tình trạng khắc khoải mong đợi để có những thông tin đó, và nếu cha mẹ đưa vật cho trẻ một cách ngẫu nhiên thì trẻ sẽ không chỉ vào vật đó.Trẻ Tự kỷ không chỉ trỏ, nó cũng không tiếp thu những bài học này.
Sự thiếu hụt ngôn ngữ phụ và những khiếm khuyết bẩm sinh
Không hiểu những tín hiệu ngôn ngữ phụ như sự diễn tả bằng nét mặt và cử chỉ, là khó khăn của trẻ Tự kỷ, đó giống như là một khiếm khuyết “thực sự” và gây ra rất nhiều khó khăn trong việc học ngôn ngữ của trẻ tự kỷ. Điều này phát sinh từ rất sớm, những vấn đề trong quá trình xử lý cơ bản đó là một dấu hiệu để chẩn đoán rối nhiễu phổ Tự kỷ. Không hiểu cử chỉ có thể liên quan đến những thiếu hụt về trí tuệ, thiếu hụt sự tham gia của khả năng định hướng, và một kích thích ưu tiên bên cạnh những thứ khác.

Những thiếu hụt bẩm sinh có thể làm tăng thêm những thất bại của mỗi trẻ Tự kỷ trong việc khám phá những tín hiệu ngôn ngữ phụ vì thế thiếu hụt trong việc hiểu sự diễn tả bằng nét mặt hoặc cử cần được trị liệu. Khi dự định dạy trẻ phải phản ứng như thế nào với những thông tin quan trọng bằng nét mặt và cử chỉ, cần phải thiết lập lại những khiếm khuyết thực sự này, những chiếc lược như đưa ra một loại thức ăn được ưa thích giữa những con mắt để dạy tương tác mắt thì thật vô ích. Nó giống như bật một hệ thống tiếp sóng khi không có tín hiệu nào để nhận, uổng phí năng lượng và dĩ nhiên không có giá trị giao tiếp.

Tại sao bạn muốn trẻ nhìn? Mục tiêu là để trẻ “hiểu” tín hiệu, bởi vì đó là một sự gợi ý cho cái có thể sắp xảy ra sau đó. Nếu điều sẽ xảy ra là những điều đứa trẻ thấy có nhiều ý nghĩa, trẻ sẽ học để nhìn vào mắt bạn với một gợi rằng trẻ mong muốn có những kết qủa tương tự. Điều này giải thích tại sao một số trẻ Tự kỷ sử dụng giao tiếp bằng mắt khi chúng muốn có một thứ nào đó, nhưng không sử dụng giao tiếp mắt khi thông tin bắt nguồn từ bạn.

Thiếu sự tương tác bằng mắt:
Đứa trẻ không tương tác bằng mắt, không có gì ngạc nhiên khi đó là một trong những vấn đề mà cha mẹ chú ý, hoặc nhận ra trong khi hồi tưởng lại. Thiếu tương tác mắt có nghĩa là đứa trẻ không nhận những tín hiệu. Trên thực tế, nó có thể như là một hệ thống tiếp sóng bị tắt. Trong một cuộc phỏng vấn chẩn đoán mẹ của trẻ bất ngờ khóc oà lên, thể hiện sự lo lắng của cô ấy về sự thất bại khi dạy con trai mình, cô ấy nói “ Cháu không nhìn vào mắt tôi!”. Thông thường khi cha mẹ thấy đứa trẻ không “lấy được” thông tin mà họ đang gửi, họ sẽ tăng thông tin – thêm vào một âm thanh phù hợp (hạnh phúc, buồn, lo lắng, hứng thú), sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc thậm chí tạo ra tương tác bằng cơ thể với đứa trẻ để tăng cường tín hiệu.

Thỉnh thoảng, cha mẹ nói và trẻ nhìn nhanh. Điều này có thể cản trở cảm nhận của cha mẹ, họ có thể cho rằng tín hiệu không được tiếp nhận, mặc dù nó vừa đủ dài để khẳng định rằng đó là một tín hiệu, nhưng lại không thể hiểu được. Một cách logic, nhiều cha mẹ đã đi đến kết luận rằng trẻ có vấn đề nghe, nói cách khác tín hiệu rõ ràng đã không được tiếp nhận. Rốt cuộc, nếu trẻ có thể nghe tốt, tại sao chúng không tìm thêm thông tin hoặc cố gắng “tìm hiểu” tình huống theo cách khác?

Trẻ có khuynh hướng không nhìn vào mắt người khác để có được thông tin, tức nhìn vào sự thay đổi nét mặt để đoán biết cảm xúc, quan điểm để hiểu được người đối diện đang muốn nói điều gì và họ hài lòng hay không hài lòng qua ánh mắt, nét mặt ấy. Tức trẻ không hiểu được những gì mà người khác có thể biểu lộ qua ánh mắt và nét mặt để thể hiện những ý tưởng, nguyện vọng hay hành vi của mình.

Việc biết chia sẻ và quan tâm và chú ý đến mọi vấn đề sẽ giúp cho trẻ Tự kỷ học được nhiều điều qua người khác, đặc biệt là người lớn và chính những người lớn này sẽ giúp trẻ biết cách đáp ứng với môi trường và hoàn cảnh. Trẻ Tự kỷ khiếm khuyết về mặt này làm cho chúng có nhận xét yếu kém về hoàn cảnh,đồng thời trẻ cũng không thể hiểu được cảm xúc và mói liên hệ. Ví dụ, trẻ không hiểu tại sao mẹ nó lại khóc… Chính nhưng thiếu hụt này làm cho trẻ Tự kỷ khó khăn khi tham gia xã hội, trẻ trở nên lạc lõng và xã hội cũng trở nên khó hiểu đối với chúng

Những khó khăn về “ tín hiệu “ và “ tiếng ồn”
Hãy cùng khám phá những giải thích khác nhau về những khó khăn của “tín hiệu” và “tiếng ồn”.

Thứ nhất, tín hiệu có thể không rõ ràng. Một đứa trẻ có tai thường xuyên bị nhiễm độc và có chất lỏng ở trong có thể tiếp nhận tín hiệu không rõ ràng. Dù thế nào, khi điều đó xảy ra với những trẻ phát triển bình thường thì những ngày hoặc những tuần sau khi đặt ống thực sự là quá gây ấn tượng với hy vọng cảm nhận ngôn ngữ của chúng. Nhưng có những lí do khác mà khiến cho tín hiệu không rõ ràng: nếu não không sẵn sàng để khám phá và nhận ra lối nói lặp lại, ngôn ngữ có thể phát ra giống “tiếng ồn” hơn hoặc tĩnh lặng hơn là một tín hiệu dễ hiểu. Điều đó thể giống như việc bạn tìm chính mình ở một quốc gia mới mỗi buổi sáng và mỗi ngày nghe thấy một loại ngôn ngữ mới nghe lần đầu tiên.

Thứ hai làm cho đứa trẻ có thể như bị “điếc” là nó “nghe“ quá nhiều “tiếng ồn” thay vì tín hiệu. Đây có thể là trường hợp tai trẻ bị bao trùm bởi âm thanh lớn hoặc khi mọi thứ dường như quá nhiều để điều khiển. Với phần lớn chúng ta, nghe âm thanh mà ta không thể hiểu thì bực mình hơn là nghe âm thanh mà ta có thể hiểu (bản nhạc quá to với giai điệu trữ tình không thể hiểu được sẽ chống lại ca khúc mà bạn thích khi chúng cùng lúc vang lên). ”Quá to” hoặc quá “ồn ào” là một phần mà bạn có thể cảm thấy về cái mà bạn đang nghe.

Thứ ba là vấn đề về khám phá “tín hiệu” ngôn ngữ, bởi vì bạn không thấy có một lí do nào để tập trung tới nó. Nhiều trẻ Tự kỷ thiếu hiểu biết cơ bản về nguyên nhân và kết quả cho tới khi được dạy một cách rõ ràng. Chúng thiếu khả năng hiểu mục đích của những hoạt động quanh chúng. Tiếp theo, não có thể chưa sẵn sàng để nhìn thấy mối liên hệ giữa một hoàn cảnh và một cái gì đó có khả năng diễn ra. Một số học thuyết đã chỉ ra những liên hệ nguyên nhân và kết quả trong việc học ngôn ngữ thông thường như thế nào: với đứa trẻ phát triển bình thường, điều này có thể là kết quả lớn mà chúng đạt được khi chúng nhắc lại “ma ma ma” hoặc “da da da” để ra hiệu và mọi người chú ý. Với trẻ Tự kỷ, sự quan tâm mang tính xã hội không phải là mong muốn cuối cùng, giá trị tiềm tàng, kết quả mang tính xã hội nhất mà âm thanh mang lại có thể hoàn toàn không thú vị với chúng.

Giọng nói:


Khi trẻ tự kỷ biết nói thì người ta khám phá thêm một tính chất khác biệt nữa là giọng nói của những trẻ này không được tự nhiên. Gần như tất cả các trẻ tự kỷ mà nói được thì nói với giọng khác thường hoặc phẳng lì không lên giọng, xuống giọng khiến cha mẹ lo ngại con mình bị điếc, vì giọng nói của trẻ giống như trẻ bị điếc. Một số trẻ giọng không phẳng thì lại cao giọng một cách bình thường và cũng không biến đổi trầm bổng. Nếu có sự thay đổi thì thì nó lại lên xuống như hát một cách nhịp nhàng chứ không nhấn mạnh vào chữ cần nhấn mạnh. Điều này cho thấy có lẽ trẻ tự kỷ không hiểu được giọng nói có ý nghĩa như thế nào vào việc chúng định bày tỏ.

Câm:


Một số nhỏ trẻ tự kỷ không biết nói nhưng đôi lúc như một hay hai tuần trong năm nói được vài chữ rất chính xác, đúng ngữ cảnh. Mới nghe có vẻ lạ lùng, tuy nhiên trẻ không biết nói tự nhiên nói một hai câu rất lưu loát, đầy đủ rối lại thôi tức là ngưng không nói nữa. Theo một nghiên cứu ở Mỹ và cuộc thăm dò ở Úc, số trẻ tự kỷ không nói trọn đời thay đổi từ 25 đến 40%, những trẻ này cũng thường bị chậm phát triển ở mức trung bình hay nặng. Trong số này có trẻ hiểu được lời nói khá đầy đủ, nhưng trẻ nào bị kèm theo chậm phát triển trí tuệ nặng thì có thể không hiểu được lời nói.

Ngưng nói:
Khoảng 1/4 cha mẹ có con tự kỷ kể lại rằng, ban đầu trẻ biết nói bình thường rồi vài tháng sau ngưng phát triển và dần dần mất luôn khả năng và không nói được nữa. Việc ngưng nói thường thường xảy ra theo vài cách chung. Cách thứ nhất, trẻ có được số vốn từ vựng chừng 10 đến 20 chữ hay câu ngắn và số vốn từ này biến mất hoàn toàn. Cách thứ hai, số vốn từ này dừng lại mà không tăng thêm, khi học được chữ mới thì có vẻ như chữ cũ lại mất đi. Thông thường việc ngưng nói xảy ra vào khoảng trẻ được 15 đến 22 tháng tuổi, kéo dài vài tháng cho đến khi bắt đầu có trị liệu ngôn ngữ hay trong vài trường hợp thì mất luôn vĩnh viễn. Đồng thời với việc ngưng nói trẻ có thêm những biểu hiện như: không nhìn vào mắt người khác, không thích chơi với bất kỳ ai, không thích chơi đồ chơi nữa… Người ta chưa thể giải thích tại sao lại có sự liên hệ giữa việc trẻ ngừng nói với những thay đổi trên, tuy nhiên có vài giả thuyết đã nêu ra.

Cách dùng ngôn ngữ:


Trẻ tự kỷ dùng lời nói chủ yếu là để nhu cầu của chúng được thoả mãn hơn là mục đích có tính xã hội như nói làm vui lòng người khác... Nói cho đúng thì ai cũng dùng lời nói để thoả mãn nhu cầu của mình, khi ta nghĩ rằng lời nói có tính cách sử dụng thì điều ấy muốn nói ngôn ngữ của trẻ tự kỷ nhắm vào chuyện gợi nên hành động để mang lại điều hay vật mà chúng muốn ngay lúc ấy. Ví dụ như trẻ muốn ”uống nước”, ”đi về”. Trẻ nói những đòi hỏi này mà không cần biết khung cảnh lúc đó có thích hợp hay không. Dường như những câu chuyện tâm tình, những lời tham vãn hay những câu chuyện hài hước là những điều làm cho trẻ khó xử nhất. Đối với người tự kỷ, họ chỉ giới hạn lời nói vào những việc có đòi hỏi thoả mãn nhu cầu trực tiếp mà thôi, chúng ta thấy điểm khác biệt ở đây là họ không biết tiếp chuyện hay chờ đợi sự phản hồi. Gần như người tự kỷ không thể hiểu được người đối diện đã hiểu hay đã nghe đủ chưa và khi nào thì cần ngưng chủ đề đó lại và chuyển sang chủ đề khác.

Nhại lời:
Tính nhại lời là một trong những bất thường hay thấy nhất ở trẻ Tự kỷ. Khoảng 80% tất cả các trẻ Tự kỷ nói được thường biểu lộ của tật này, trẻ nói được nhiều chừng nào thì đỡ nhiều chừng ấy về mặt lặp lại câu nói, nhưng đến nay người ta vẫn chưa biết được tại sao chứng tự kỷ lại sinh ra tật nhại lời. Có 2 mẫu nhại lời cơ bản: nhại lời ngay lập tức và nhại lời trì hoãn. Việc xem xét những kiểu nhại lời này sẽ cho chúng ta biết trẻ đang cố gắng xử lý ngôn ngữ như thế nào.

- Nhại lời ngay lập tức: Đây chính là kiểu nhại lời đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ. Đôi lúc trẻ chỉ lặp lại một số lời nói nó vừa nghe được mà không có một lý do nào. Điều này cho thấy trẻ có khả năng nghe và giữ lời nói đó trong bộ nhớ ngắn hạn đủ lâu để có thể nhắc lại. Vì thế, điều này có nghĩa là ở trẻ có tồn tại hai trong số các cơ chế cần thiết để sử dụng ngôn ngữ. Thế nhưng trẻ có hiểu không? Có thể không, hoặc có thể chỉ một phần.

Bước tiếp theo trong tiến trình xử lý tiếp nhận ngôn ngữ là hiểu. Nếu ngôn ngữ của trẻ bị khó khăn ở điểm này, có thể nói rằng trẻ có "Rối loạn trung tâm xử lý thính giác" (CAPD). Đây là thuật ngữ mà một số nhà nghiên cứu các tật về ngôn ngữ thường sử dụng. Nói một trẻ Tự kỷ bị nhại lời có rối loạn trung tâm xử lý thính giác là đúng, tuy nhiên điều đó không phải là tất cả, bởi vì có những trẻ em bị "rối loạn cả ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt" (một thuật ngữ y tế có nguồn gốc từ lĩnh vực tâm thần học) cũng có rối loạn trung tâm xử lý thính giác. Nói một cách chính xác, CAPD mô tả việc xử lý ngôn ngữ đầu tiên bị tắc ở khâu nào (có nghĩa là, tại điểm đứa trẻ đang nỗ lực xây dựng ý). CAPD ở một trẻ Tự kỷ có nhại lời cũng phổ biến giống như bệnh hắt hơi xổ mũi ở những người bị cảm.

Nhại lời trì hoãn là một loại khác xảy ra khi một trẻ có khó khăn trong việc rút ra ý nghĩa của lời nói (hoặc có thể mô tả như là một rối loạn trung tâm xử lý thính giác). Nhại lời trì hoãn xuất hiện khi trẻ lặp lại một số đoạn đối thoại đã nghe trong quá khứ. Đôi lúc, nhại lời trì hoãn hoạt động theo cách thay thế một cụm từ hoặc một đoạn bằng một từ đơn giản hơn. Thông thường, trong chứng nhại lời trì hoãn, trẻ thường nghe được phần đầu của hội thoại có một chút gắn với điều được nói. Trong một số tình huống, nhại lời trì hoãn thì quá khác biệt so với cái mà trẻ bình thường làm. Trẻ bình thường sử dụng "sự mở rộng quá mức" khi lần đầu tiên chúng tiếp nhận từ - từ "ga - gee" (nghĩa là "con chó") có thể được dùng khi chúng nhìn thấy bất cứ một con vật nào. Ngoài ra khi vốn từ của trẻ tăng lên, chỉ một số con vật được gọi là "ga - gees" và tiếp đó, chỉ con chó mới được gọi là "ga - gee". Sự phát triển này thường đến sau với trẻ Tự kỷ (vào khoảng 3 - 4 tuổi) trong khi nó có thể đến sớm hơn ở trẻ bình thường (12 - 18 tháng). Khi trẻ Tự kỷ lớn hơn, có thể có thêm sự trưởng thành về trí nhớ thính giác và khả năng đó tham gia vào việc bù trừ cho những khiếm khuyết về mặt nhận thức.

Theo Bibi.VN

 

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)