Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay257
mod_vvisit_counterHôm qua191
mod_vvisit_counterTrong tuần2229
mod_vvisit_counterTuần trước8865
mod_vvisit_counterTrong tháng14299
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1907582
Hiện có 8 khách Trực tuyến

Có nên tập cho Trẻ con "kinh doanh"

Share

 

Theo truyền thống, các bậc cha mẹ Việt Nam thường không muốn con cái mình phải lăn lưng kiếm tiền, dù bản chân tha mẹ không dư dả. Nhưng thiết nghĩ, tùy từng lứa tuổi, hãy cho trẻ tham gia kiếm tiền bằng những cách khác nhau, để các em hiểu được sức lao động và giá trị của đồng tiền mà quý trọng.

Hôm trước, bỗng dưng đọc được ở đâu đó một cô ca sĩ nói rằng: cô không muốn con tiêu xài hoang phí, nên mỗi ngày chỉ cho con (đang học cấp 1) có 50.000 đ để tiêu vặt! Thế là lại nhớ ngày xưa, 15 - 16 tuổi, vì muốn có tiền mua mấy quả ô mai bán trước cổng trường, người viết bài này đã lén giữ lại một ít tiền mừng tuổi trước khi đem bỏ lợn.
Ngày nay, nếu bọn trẻ con cần có tiền, chúng chẳng đời nào tìm đến "hạ sách" là bớt tiền mừng tuổi. Bởi vì số tiền bớt được chẳng đáng bao nhiêu, mà nhu cầu của trẻ con bây giờ này sinh hàng ngày. Thế là, để chi trả cho việc thuê/mua truyện, ăn quà vặt, mua ảnh thần tượng, chơi game online... trẻ con thời hiện đại có 2 cách: một là xoè tay xin tiền cha mẹ, hai là tự mình xoay xở kiếm ra tiền.

"Công ty" trong trường học
Cùng với 2 cách có được tiền của trẻ con, là 2 kiểu cha mẹ. Một số người sẽ giống như cô ca sĩ kia, thoải mái cho con tiền tiêu vặt. Một số người khác thì không nhận ra những nhu cầu chính đáng và có thực của trẻ, vẫn giữ nếp nghĩ cũ, kiên quyết không cho con tiếp xúc với tiền bạc, "không có tiền tiêu vặt nào hết".
Cả hai cách làm đều sai. Và kết quả là: những đứa trẻ không (hoặc ít) có tiền tiêu vặt sẽ nghĩ ra một số cách "kinh doanh" nào đó, hướng vào "đối tượng khách hàng" là chính những người bạn học cùng lớp, cùng trường với mình - những đứa trẻ rủng rỉnh tiền tiêu vặt.
Ngược lại, đương nhiên là những đứa trẻ được khuyến khích tiêu tiền bằng một vài tờ giấy bạc cha mẹ dúi cho mỗi sáng này cũng có nhu cầu tiêu số tiền ấy đi, bằng cách mua hay thuê một cái gì đó mà bạn bè đồng tuổi với chúng đều thích mê. Trẻ con bắt đầu ham kinh doanh, ham kiếm tiền, mà lại ngay trong trường học.
Trường hợp hiền nhất, cậu bé Nguyên (lớp 6 trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội) thường bắt mẹ chuẩn bị rất nhiều đồ ăn mang theo mỗi khi đi tham quan. Vì mẹ cậu không bao giờ cho tiền tiêu vặt, Nguyên dùng những hộp sữa, cái bánh mì, hoa quả, lon nước ngọt... để đổi lấy những vòng cổ, kiếm gỗ, vỏ óc, khánh đồng... từ những đứa trẻ địa phương bán đồ lưu niệm nơi trường Nguyên đến tham quan.
Ở một trường tiểu học (xin nhấn mạnh: trường tiểu học) thuộc quận Ba Đình, các cô cậu bé học sinh của một lớp 4 nọ chia thành 2 phe nam và nữ, "thi đua" xem bên nào kinh doanh có lãi hơn. Một phe "buôn" decan, hình ảnh của phim hoạt hình Nhật (như hình Conan, Thủy thủ mặt trăng, Pikachu...). Lũ trẻ gom tiền, mua những bức hình hay decan này ở ngay cổng trường, mang vào lớp bán lại cho bạn học.
Phe còn lại "bán" những câu chuyện cười cóp nhặt được, đánh máy lại và đem photo, 1.000 đ/bản... Trong khi đó, Hương (lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội) nhận làm hộ các bạn bài Thủ công, vẽ hộ bài Mỹ thuật, giá cả giao động tùy độ dễ hay khó của một bài tập...
Con trẻ và tiền bạc
Sở dĩ trẻ con ham mê kiếm tiền cũng bởi cha mẹ không có cái nhìn đúng đắn về nhu cầu tiền bạc của con cái mình. Theo truyền thống, các bậc cha mẹ Việt Nam thường không muốn con cái mình phải lăn lưng kiếm tiền, dù bản chân tha mẹ không dư dả. Nhưng thiết nghĩ, tùy từng lứa tuổi, hãy cho trẻ tham gia kiếm tiền bằng những cách khác nhau, để các em hiểu được sức lao động và giá trị của đồng tiền mà quý trọng.
Tuy nhiên, cha mẹ phải luôn ở bên, quan tâm sát sao đến tâm lý và cách tiêu tiền của trẻ, để hướng con mình vào những cách "kinh doanh" hợp lý, không ảnh hưởng đến học hành. Chẳng hạn, mua sách truyện để khuyến khích trẻ ham đọc, trẻ đọc xong có thể cho bạn bè "thuê" lại...
Cô bé Nga, lớp 7 một trường THCS thực nghiệm, mỗi ngày tự làm một tờ báo (bằng cách cóp nhặt tin tức, truyện cười từ các báo Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng, trang trí bằng những tấm decan hoạt hình...) và đem bán cho các bạn cùng lớp 2.000 đ/tờ, mà rất "đắt hàng".
Cha mẹ cô bé không ngăn cản con mình. Họ cho rằng đó là một cách để Nga tự phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, đồng thời nhận thức được "kiếm 2.000 đồng không hề đơn giản". Tuy vậy, cha mẹ Nga ra điều kiện "Nga chỉ được tiếp tục kinh doanh khi đạt học sinh giỏi".
Cũng như cha mẹ Nga, nhiều phụ huynh tin rằng cách giáo dục hữu hiệu để trẻ có cách ứng xử đúng với tiền bạc là công khai cho trẻ biết khả năng tài chính và nguồn thu nhập của gia đình, cho trẻ biết tiền điện, nước, điện thoại, học phí, sinh hoạt phí... mà gia đình phải chi tiêu.
Một đứa trẻ biết rằng kiếm tiền khổ cực ra sao, và nhất là biết cách để dành hay tiêu xài một cách khôn ngoan, thì mai sau dễ thành công trong cuộc sống. Lâu nay, nhà trường cũng như các bậc cha mẹ đều rất "ngại" nói với trẻ về tiền bạc, nhưng thực ra biết cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền đúng đắn cũng là kiến thức.
Các bậc cha mẹ nên cân nhắc mỗi khi cho hoặc không cho con tiền, cho bao nhiêu hay lý do không cho, và nên đề nghị trẻ kê khai việc tiêu tiền vào cuối ngày. Bên cạnh đó, chúng ta nên chăng áp dụng công thức dạy trẻ tiêu tiền, dùng tiền của các bậc cha mẹ ở Mỹ: 40 - 30 - 20 - 10. Trong đó, bạn nên khuyên trẻ dùng 40% số tiền trẻ có để tiết kiệm dài hạn (bỏ lợn), 30% đầu tư cho việc học (mua sách vở, đồ dùng học tập), 20% tiêu xài và 10% để làm từ thiện (để dành để quyên góp).


Theo Làm cha mẹ

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)