Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay128
mod_vvisit_counterHôm qua257
mod_vvisit_counterTrong tuần2357
mod_vvisit_counterTuần trước8865
mod_vvisit_counterTrong tháng14427
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1907710
Hiện có 9 khách Trực tuyến

Con có "cô đơn"?

Share

“Cô đơn” từng được coi là chỉ liên quan đến đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành; nhưng những nghiên cứu về sau này đã cho thấy cả trẻ nhỏ (số lượng này tuy không nhiều nhưng lại rất cần được quan tâm) cũng nói rằng mình có cảm giác này. Và xem ra “cô đơn” với trẻ không phải là một từ để nói chơi chơi.

Nhiều đứa trẻ ngày nay đã có thể hiểu được khái niệm “cô đơn” và trả lời được những câu hỏi như “Cô đơn là gì?” (là chỉ có một mình và rất buồn), “Tại sao lại cô đơn?” (vì không ai chơi cùng), “Làm sao để hết cô đơn?” (tìm bạn cùng chơi)…

Hậu quả tiêu cực cả trước mắt và lâu dài của sự cô đơn ở trẻ ngày càng rõ ràng hơn, đòi hỏi sự cần thiết phải quan sát tích cực, phát triển và thực hiện các chiến lược can thiệp. Hãy cùng Webtretho nhận diện sự cô đơn ở trẻ nhỏ để có cách ứng phó kịp thời, bạn nhé.

Hậu quả của cô đơn?

Những đứa trẻ cô đơn thường có mối quan hệ ít ỏi hoặc không tốt lắm với các bạn cùng lứa; và vì không tương tác nhiều với các bạn cùng trang lứa nên chúng cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội học các kỹ năng sống quan trọng. Ngoài ra, cảm giác bị loại trừ thường cảm thấy cùng những cảm xúc tiêu cực khác như buồn bã, khó chịu, chán nản… có thể gây tổn hại đến nhận thức của trẻ.

Vì sao cô đơn?

Có nhiều yếu tố góp phần gây nên sự cô đơn ở trẻ nhỏ, có thể chia thành 3 nhóm chính:

- thiếu kỹ năng xã hội và hiểu biết về cách làm thế nào để kết bạn, hoặc trẻ có các đặc điểm cá nhân như nhút nhát, hay lo lắng, khả năng tự nhận thức kém…

- thay đổi môi trường sống, bố mẹ ly hôn, trải qua một mất mát (người thân, hay thậm chí cả vật nuôi chết đi cũng có thể có tác động lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ)…

- những tác động của xã hội, có thể do một số điều bé thấy ở bên ngoài/ khi đi học mâu thuẫn với những điều được dạy ở nhà, bị bạn bè không chơi cùng, bị trêu chọc, bắt nạt.

Quan sát và đánh giá

Nếu không phải do tính cách, trẻ có thể trở nên cô đơn do trải qua một sự việc không mong muốn (như bị bạn ở trường bắt nạt); ban đầu bé chỉ cảm thấy không an toàn ở trường, không thích đến trường, nhưng nếu cảm giác này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cô đơn và bé không thích học nữa. Do vậy việc phát hiện sớm và can thiệp sớm là rất quan trọng.: Inmagine)

Quan sát cẩn thận là bước cần thiết đầu tiên để hiểu được nỗi cô đơn của trẻ nhỏ. Con bạn có những dấu hiện của sự cô đơn như: rụt rè, lo lắng, buồn bã, không tự tin, thiếu quan tâm đến môi trường xung quanh? Con có vẻ bị các bạn không cho chơi cùng hay tự tránh những đứa trẻ khác? Con có vẻ thiếu các kỹ năng xã hội, do đó khả năng tương tác, khởi đầu hoặc duy trì kém? Con có những kỹ năng xã hội cần thiết nhưng không muốn sử dụng? Sự cô đơn của con đã kéo dài hay là một hiện tượng gần đây?

Tuy nhiên bạn cần nhớ là khi quan sát và đánh giá, bạn phải nhạy cảm và nhận thức được khả năng phát triển và những khuynh hướng cá nhân của con. Ví dụ, chúng ta cho rằng trẻ em chơi một mình sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề cả về xã hội lẫn nhận thức; nhưng thực tế có nhiều đứa trẻ mẫu giáo thích tham gia vào các hoạt động tỉ mẩn, riêng biệt đòi hỏi sự phán đoán. Vì vậy, ta cần quan sát con trong sự tương tác với bạn bè, nói chuyện với con về những cảm xúc của chúng, ghi nhận những hành vi và phản ứng của con trong một khoảng thời gian để có được những nhận định chính xác.

Nếu đã xác định đúng là con bị “nghỉ chơi”, bạn hãy xác định đâu là vấn đề để có thể từ đó thay đổi tình hình. Có phải con chơi quá hung hăng, mạnh bạo với các bạn khác? Có phải con gặp khó khăn trong việc thích nghi và tham gia vào cuộc chơi? Có phải con gặp khó khăn trong việc nêu lên những nhu cầu và mong muốn của mình? Bạn có thể giúp con thấy tác động của hành vi của mỗi cá nhân lên người khác như thế nào, làm gương, giúp con hòa đồng hơn hay giúp con diễn đạt rõ ràng những mong muốn của mình.

Trẻ nhút nhát tuy sẽ không bị bạn bè từ chối chơi chung nhiều như những đứa trẻ hung hăng; nhưng trẻ nhút nhát, thiếu tự tin cũng có thể do thiếu những kỹ năng xã hội nhất định và cũng cần người lớn sớm nhận ra và giúp chúng bổ sung, khắc phục bằng cách nêu ra những đề nghị, và những ý tưởng cho các con có thể thực hiện.

Nếu con rơi vào trường hợp có đầy đủ các kỹ năng xã hội nhưng không muốn sử dụng chúng, bố mẹ hãy thử tạo cơ hội cho con chơi cùng với những em nhỏ hơn. Qua đó trẻ sẽ có cơ hội thực hành những kỹ năng của mình đồng thời thúc đẩy sự tự tin. Bố mẹ cũng có thể rủ bạn cùng lứa, cùng lớp với con đến nhà chơi để giúp con xây dựng tình bạn. Trẻ cũng có thể trở nên tích cực hơn khi được có cơ hội thể hiện nỗi buồn hay sự cô đơn của mình thông qua các hoạt động vận động, thể thao hay sáng tạo nghệ thuật. Chia sẻ với con những tác phẩm, tài liệu được lựa chọn cẩn thận cũng là cách hỗ trợ sức khỏe tình cảm cho bé. Một khi đã có thể bày tỏ mối quan tâm hay sở thích, bé sẽ dễ nói về cảm xúc của mình hơn.

 

webtretho_Giúp con hết cô đơn

Bố mẹ hãy tích cực tạo điều kiện cho con có cơ hội thực hành những kỹ năng của mình (Ảnh: Inmagine)

Phát triển quan hệ gần gũi với con trẻ, tăng cường trao đổi qua lại giữa phụ huynh và nhà trường có thể giúp người lớn có cái nhìn sâu sắc hơn và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Dành thêm thời gian lắng nghe có thể làm con yên tâm và có ích cho sự phát triển tính cách của bé. Và hãy nhớ, những đứa trẻ bên cạnh được nuôi nấng, chăm sóc còn được động viên sẽ có khả năng tương tác tốt hơn, và ít bị cô lập hơn nhiều đấy, bố mẹ nhé.

Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Education.com

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)