Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay10
mod_vvisit_counterHôm qua305
mod_vvisit_counterTrong tuần810
mod_vvisit_counterTuần trước2656
mod_vvisit_counterTrong tháng15323
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1908606
Hiện có 2 khách Trực tuyến

Dọa trẻ con cũng cần phải có kiến thức

Share

Trẻ con như tờ giấy trắng, những điều người lớn nói và làm rất dễ đi vào tiềm thức của trẻ. Vì hiếu động, biếng ăn… mà trẻ có thể bị người lớn dọa nạt nhưng đôi khi sự dọa nạt đó lại hơi thái quá và gây ra nhiều phiền toái khác.

Dọa nạt “quá liều”

Xuân (Cầu Giấy, Hà Nội) không vừa ý khi thấy mẹ chồng dọa cu Nghé (hơn 2 tuổi): “Không ăn, bà gọi bác sĩ tiêm vào mồm đấy”. Nói xong, bà dùng tay dí nhẹ vào má cháu, dọa: “Tiêm thế này này, đau lắm, sợ không?”. Cu Nghé gật gật, mồm liến thoắng: “Sợ, sợ…” và há to miệng cho bà đút cháo.

Cu Nghé nhà Xuân rất hiếu động, lại lười ăn nên hay bị bà nội dọa “tiêm vào mồm”. Bà nội còn bảo:“Phải dọa thế, nó mới chịu ăn” nhưng Xuân không bằng lòng. “Mình chỉ muốn con hiểu là bác sĩ tiêm cho con để con không bị ốm, mau khỏi bệnh chứ không phải sợ sệt gì cả. Nhưng ngày nào bà nội cũng dọa thế này, cháu sẽ bị ám ảnh thái quá về tiêm và điều này, mình nghĩ là không tốt cho tâm lý của cháu”– Xuân chia sẻ. Xuân cũng đã nhiều lần góp ý nhẹ nhàng với mẹ chồng. Mẹ chồng Xuân khá dễ tính, hiền lành và rất chịu khó tiếp thu những kiến thức mới khi chăm cháu nhưng có vẻ bà vẫn rất “lạm dụng” cách này. Xuân hiểu bà vất vả vì phải chạy bở hơi tai theo cháu bón cho cháu ăn nên cứ dọa mà thấy cháu há mồm là vui. “Giờ cũng chẳng biết làm sao vì có vẻ như bà không tìm được cách nào khác cho cháu ăn hiệu quả hơn. Cả bản thân mình nữa, những lúc bón mà con lười ăn là cáu: “Ăn nhanh, chú kia bắt đi giờ. Chú ơi, đừng bắt Nghé nhé, Nghé ăn rồi đây”…” – Xuân bộc bạch.

Đừng nên làm trẻ bị sợ hãi vì những lời dọa nạt

Cùng hoàn cảnh, Hòa (Hải Dương) cũng không vừa ý vì bà nội hay dọa bé Tắc Kè (19 tháng) là: “Chạy ra ngoài, “ba bị” bắt đấy”, mỗi khi buổi tối, bé thích chạy xộc ra ngoài cửa.

“Trời tối, bà cũng hay chỉ vào bụi cây, góc tối, dọa cháu: “Ba bị kìa, ba bị ở đó đấy” khiến bé nhà mình sợ bóng tối. Được mẹ bế đi đâu ra ngoài buổi tối là bé co rúm, ghì lấy cổ mẹ” – Hòa kể. Tắc Kè mới bập bẹ được vài ba từ nhưng từ “bị, bị” thì bé rất thuộc. Có lần, Hòa đưa con đi mua đồ chơi. Ở đó, bé nhìn thấy mấy cái hình mặt nạ đáng sợ nên líu ríu: “Bị, bị”. Thậm chí, có hôm tivi chiếu lại phim Bao Công, bé cũng trỏ tay lên tivi, bập bẹ: “bị, bị”...

Hòa không muốn bà nội dọa cháu như thế vì Tắc Kè vốn nhát, lại sợ bóng tối. Tuy đã góp ý nhưng Hòa thấy bà nội vẫn giữ thói quen dọa cháu.

Có thể dọa, nhưng cần dọa đúng

Không ít ông bà, cha mẹ chọn cách dọa con (cháu) khi ác bé lười ăn, nghịch ngợm và không nghe lời. Các đối tượng thường được đem ra “dọa trẻ con” là đi tiêm, đi bác sĩ, công an bắt, “ba bị”, ma quỷ, mẹ mìn… Cuối cùng, có thể dẫn tới phản tác dụng như bé bị ám ảnh thái quá, bé không còn biết sợ hoặc không tin vào điều gì là đúng nữa. Do đó, cha mẹ cần nói chuyện với ông bà về cách dọa bé sao cho đúng, cho có cơ sở khoa học… Chẳng hạn, nếu bé thò tay vào ổ điện, có thể nghiêm khắc: “Điện giật đấy”; nếu bé leo lan can, cần nói to: “Không được, con sẽ ngã chảy máu, vỡ đầu đấy”… Với nước nóng thì dọa bé sẽ “bị bỏng”, với dao sắc thì nhắc bé “đứt tay, chảy máu”… Tất nhiên, cần dọa bé có chừng mực, không nên “tăng liều” tới mức bé khiến bé sợ sệt.

Tốt nhất, nên giải thích cho các bé, điều gì là phải, điều gì là không. Cái này cần người lớn phải kiên trì vì không phải nói 1-2 lần là bé ghi nhớ được. Nhắc nhở lâu và lặp lại nhiều lần sẽ tạo cho bé phản xạ và ghi nhớ được những việc làm hay đồ vật nguy hiểmCần tránh những điều không đúng đi vào nhận thức của bé vì nó có thể ảnh hưởng đến bé lâu dài.

Còn chuyện dọa dẫm để ép con ăn thường được không ít ông bà, cha mẹ “tin dùng”. Đúng là với các bé, dọa khiến bé sợ thì để làm bé nghe lời sau đó rất dễ nhưng cũng chỉ được vài ba miếng là bé “lờn thuốc”. Người lớn lại phải chuyển sang bài dọa khác hoặc cách khác để bé phải ăn. Như thế, một bài dọa tưởng hữu hiệu lại không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng.

Khi bé lười ăn, có nhiều cách khắc phục nhưng quan trọng là cần “dỗ” bé nhiều hơn. Có bé cứng đầu không ăn nhưng được mẹ nịnh một lát lại ăn; có bé sợ người khác ăn mất nên chỉ cần bố (hay người nhà) há miệng: “Con không ăn thì để bố ăn nhé” là vội vã chạy tới ăn luôn; cũng có bé chỉ cần em bé “ngưỡng mộ”: “Con ăn đi, em đang nhìn con kìa. Em bé mà còn ăn giỏi hơn con” là chịu ăn… Có thể giải thích cho bé: “Không ăn thì không cao như bố”“Không khỏe để đi đá bóng hay ra công viên”... Vì thế, có rất nhiều cách cha mẹ có thể dụ bé ăn mà không cần phải dọa.

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)