Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay17
mod_vvisit_counterHôm qua191
mod_vvisit_counterTrong tuần2202
mod_vvisit_counterTuần trước8827
mod_vvisit_counterTrong tháng14059
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1907342
Hiện có 2 khách Trực tuyến

Dạy bé làm việc nhà

Share

Tập cho bé thói quen làm việc nhà sẽ giúp bé hiểu được sự vất vả của cha mẹ, đồng thời gắn kết tình cảm giữa bé và cha mẹ.

Việc nhà thường được coi là không quan trọng, được gán cho những cái tên "tầm thường" như việc vặt, việc không tên... và cũng được coi là xa lạ với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dạy trẻ biết làm việc nhà là một điều rất quan trọng và cần thiết vì những lý do sau đây:

- Trẻ tham gia làm việc nhà mới biết trân trọng sức lao động và từ đó hình thành ý thức coi trọng thành quả lao động. Ví dụ như bé tập lau nhà, dần dần bé sẽ có ý thức giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
- Niềm vui trong khi làm việc sẽ khiến bé thêm hào hứng với các hoạt động thể lực và tự hào vì mình làm được những việc có ích.
- Cha mẹ dạy con làm việc nhà tức là đã chia sẻ sự vất vả của mình cho các thành viên trong gia đình. Chính điều này cũng giúp bé nhận thức được "tầm quan trọng" của mình trong gia đình.
- Cùng con làm việc nhà là lúc cha mẹ có thể tìm hiểu được những đặc tính của con mà bình thường chưa khám phá được như sự khéo léo, tính kiên nhẫn...


Nên bắt đầu dạy bé làm việc nhà lúc nào?


Khi quyết định tập cho bé làm việc nhà, bạn nên cân nhắc kỹ những việc phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Từ 3 - 5 tuổi: trẻ có thể tự thu dọn đồ chơi vào giỏ sau khi chơi xong, tự dọn giường ngủ gọn gàng, tự mặc quần áo.
- Từ 6 - 8 tuổi: trẻ có thể phụ mẹ lau dọn bàn ăn, phơi gấp quần áo, đi đổ rác...
- Từ 9 - 12 tuổi: Trẻ có thể tự rửa bát, chăm sóc cây cảnh (nhổ cỏ, tưới nước...)
- Trẻ lớn hơn có thể giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, rửa chén bát, lau chùi phòng tắm...
Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà áp dụng, miễn sao việc nhà đem lại niềm vui cho các bé.

Mẹo nhỏ giúp bé hứng thú với việc nhà


- Bật nhạc: Mở một bài hát yêu thích của bé ngay cả khi bé đang thực hiện những công việc dễ dàng nhất. Khuyến khích bé hoàn thành công việc trước khi bài nhạc kết thúc.
- Lau dọn cùng ông bà, bố mẹ: Khi công việc nhà giống như một trò chơi, bé sẽ thấy vui thích chứ không phải thấy mệt mỏi vì bị sai khiến. Do đó, khi bé lau dọn, bạn có thể thách đố bé, cho bé một khoảng sàn phòng khách để bé lau, trong khi mẹ lau ở chỗ rộng hơn, xem ai lau nhanh và sạch hơn.
- Thiết lập một thời gian: Sự tập trung của các bé thường rất ngắn, do đó, thay vì bắt bé làm cho xong việc, bạn nên chia nhỏ việc cho bé và với mỗi việc chỉ nên để bé làm trong vòng 2 - 5 phút. Hoặc bạn chỉ cho bé xem đồng hồ và khích lệ bé: "Đố con nhặt hết đồ chơi chỉ trong 5 phút".
- Phần thưởng: Với mỗi việc nhỏ được hoàn tất, bạn tặng cho con một miếng dán bé ngoan. Một khi bé được 5 - 10 miếng dán, bé sẽ được tặng một thứ gì đó đơn giản, chẳng hạn một chuyến đi chơi công viên, về bà ngoại hoặc được đi xem xiếc, xem vườn bách thú hay đến chơi nhà một người bạn của bé...
Củng cố hành vi tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ sớm hiểu được giá trị của lao động và càng nỗ lực làm việc hơn nữa.

 

Những lưu ý khi dạy trẻ làm việc nhà:


- Lên thời khóa biểu công việc nhà cho trẻ.
- Cha mẹ nên làm mẫu trước và hướng dẫn trẻ làm theo.
- Đừng tiếc lời khen ngợi, khuyến khích trẻ.
- Duy trì thời khóa biểu việc nhà đều đặn.
- Thay đổi công việc để trẻ cảm thấy luôn thú vị với việc nhà.
- Không nên quá kỳ vọng vào kết quả công việc của trẻ.
- Không nên lấy tiền làm điều kiện để yêu cầu trẻ làm việc nhà.

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)