Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay42
mod_vvisit_counterHôm qua191
mod_vvisit_counterTrong tuần2227
mod_vvisit_counterTuần trước8827
mod_vvisit_counterTrong tháng14084
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1907367
Hiện có 8 khách Trực tuyến

Dạy con biết tự lập

Share

 

Ba bốn tuổi đã là lúc trẻ cần học tính tự lập. Sau đây là một số phương pháp rèn luyện tính tự lập ở trẻ độ tuổi mẫu giáo mời các bạn tham khảo:

1. Tạo cho trẻ cảm giác được quan tâm đầy đủ về mặt tinh thần. Cân đối thời gian giao tiếp với trẻ hàng ngày, không vì bận bịu mà phó mặc con mình cho trường mẫu giáo hoặc người giữ trẻ. Việc tâm sự, hỏi han hoặc cùng chơi với còn là rất quan trọng. Không chê bai trẻ, không dùng những từ như “hư”, “kém”, “xấu” đối với trẻ; bởi tự lập, tự chủ bắt nguồn từ việc chế ngự được cảm giác sợ hãi, lo lắng - đồng nghĩa với sự tự tin.

2. Hằng ngày trước khi đi ngủ, bố mẹ kể cho bé một câu chuyện về một nhân vật nhất định. Ví dụ về bạn chuột Típ. Hôm nay kể chuyện chuột Típ đánh răng, ngày mai kể chuyện Típ học cách mặc quần áo thế nào... ở lứa tuổi này, trẻ rất thích bắt chước. Và nhân vật chuột Típ có thể là tấm gương cho trẻ trong đời thực.

3. Dạy trẻ tự chủ trong tư duy: biết cái gì hay, cái gì dở, cái gì hợp lý, cái gì không. Ví dụ, bạn có thể dùng một con gấu bông làm nhân vật để dạy trẻ mặc quần áo. Gấu bông lẽ ra phải đeo vào tay, hoặc mặc áo vào người thì lại đội lên đầu. Khi theo dõi cảnh đó, bé sẽ phát biểu ngay như thế là sai, phải như thế này mới đúng. Hoặc thay vì “ra lệnh” cho bé “tự” làm một việc: “Con mặc quần áo đi, con đi giày đi!” thì bạn nên hướng bé đến hành động đó một cách gián tiếp.

4. Bắt đầu từ 1,5 - 2 tuổi, bạn làm bất cứ việc gì trước mặt trẻ cũng nên phân tích, giảng giải cho con biết lý do và cách thức hành động. Ví dụ, bạn lấy khăn lau lau miệng cho trẻ sau khi ăn, bạn nói: “Ồ, thức ăn làm má và mồm của con bị bẩn rồi, mẹ vò khăn ướt lau cho con sạch sẽ nhé... Lau hết những cái bẩn đi rồi này... Mẹ thơm con một cái nhé!”. Về sau, bạn để khăn ở một nơi bé có thể với tới. Khi ăn xong, bạn hỏi: "mẹ muốn thơm con quá mà má con bị bẩn, làm sao bây giờ?”... Việc giải thích được lý do của hành động quan trọng hơn kết quả của hành động ấy.

5. Trước khi đạt được việc tự lập hoàn toàn của trẻ trong một kỹ năng nào đó, cần cho trẻ trải qua quá trình “cùng hành động”. Cùng dọn đồ chơi, cùng đi giày (mẹ đi hộ con chiếc trái, con tự đi chiếc phải), cùng rửa tay (mẹ xoa xà phòng hộ con, con tự rửa bọt xà phòng đi)... Cho trẻ tham gia bất kỳ việc gì trẻ muốn. Mất thời gian một chút, nhưng sự kiên nhẫn của bạn sẽ là chìa khoá của thành công.

6. Tuyệt đối không phê phán trẻ, không dùng những từ “Không được! Vỡ bây giờ! Hỏng hết rồi! Hậu đậu thế!...” với trẻ khi đang học một kỹ năng nào đó.

7. Không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian để đợi trẻ tự làm một việc. Trong những trường hợp bạn giúp trẻ làm việc gì mà trẻ đã từng tự làm được, bạn hãy giải thích lý do: “Hôm nay mình vội quá nên mẹ giúp con đi giày, còn con tự mặc áo, vì nếu không thì mình sẽ không kịp đến nhà bà, bà đợi lâu không thấy bà lại đi chơi mất!”.

8. Khi trẻ khó chịu trong người, hơi mệt hoặc bỗng dưng hay cáu gắt vì một lý do nào đó... bạn không nên đòi hỏi bất kỳ sự "tự lập" vào lúc này. Hãy bình tĩnh, dịu dàng với trẻ.

9. Nhưng đôi khi cũng phải thể hiện sự kiên quyết. Bé tung đồ chơi ra mà không chịu dọn lại, cố tình làm nước bắn vào quần áo khi rửa tay một mình... Bạn hãy bình tĩnh cho bé biết là bạn không hài lòng, và đi sang phòng khác, nhưng tuyên bố dứt khoát: “Con để đồ chơi như thế, lát nữa bố sẽ rất buồn. Bây giờ mẹ đi rửa bát, con ở đây dọn đồ chơi vào hộp. Mẹ sẽ quay lại xem con làm đến đâu rồi”. Việc bỏ ra chỗ khác của bạn khiến trẻ chấm dứt được ý muốn đùa nhả hoặc thể hiện bướng bỉnh với người lớn.

10. Không bao giờ bắt ép trẻ làm một việc gì. Việc dạy cho trẻ một kỹ năng “tự hành động” luôn tiến hành khi trẻ có hứng. Đừng tiết kiệm lời khen.

Những bài tập rèn luyện tính tự lập cho bé, mỗi bậc phụ huynh đều có thể nghĩ ra dựa trên tính cách và đặc điểm về tâm sinh lý của con mình. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự gần gũi của bố mẹ đối với con, là việc "hiểu con" sâu sắc thay vì đòi hỏi ở con những điều mà mình kỳ vọng.

Theo: A family

 

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)