Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay999
mod_vvisit_counterHôm qua445
mod_vvisit_counterTrong tuần2047
mod_vvisit_counterTuần trước2640
mod_vvisit_counterTrong tháng16757
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1910040
Hiện có 6 khách Trực tuyến

Dạy con nói không - Phần cuối

Share

Trẻ càng quả quyết bao nhiêu thì càng ít bị thành nạn nhân của áp lực bấy nhiêu. Và thể hiện mình, tự đẩy mình về phía trước – cũng giống như bất kỳ một hành vi nào khác của con người – có thể học được qua sự lặp đi lặp lại. Bố mẹ hãy khuyến khích con nói lên ý kiến về bất cứ vấn đề gì một cách lịch sự, rõ ràng, mạch lạc hoặc đơn giản chỉ là để con tự gọi món ăn, tự mua món hàng mà bé cần… Hãy để con tự lên tiếng!Dạy con: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Nếu con bạn biết ngẩng cao đầu và giao tiếp bằng mắt, thông điệp “Không!” của con sẽ giá trị hơn nhiều. Khi xem TV hay phim ảnh, hãy chỉ ra và cùng con theo dõi những nhân vật trông mạnh mẽ, chuyển động một cách dứt khoát, quả quyết, và những người trông yếu đuối, dường như không thể tự bảo vệ mình… qua đó, con sẽ hiểu được rõ hơn khi bạn nói về ngôn ngữ cơ thể.
Dạy con: Nói “Không!” là “Không!”
Hãy cho con biết rằng khi muốn từ chối điều gì đó, bé nên thể hiện một cách mạnh mẽ, rõ ràng và kiên định. Chẳng hạn, nếu được “mời” một điếu thuốc, bé nên nói, “Tớ không muốn.” Nếu người khác vẫn cứ nài ép, bé vẫn chỉ cần tiếp tục nói “Tớ không muốn.” Càng nói “không!” bé sẽ càng cảm nhận được điều đó, và thật sự càng có ý nói điều đó. Vậy nên kiên định với thông điệp của mình không chỉ là cách thể hiện ý kiến với người khác mà còn là cách tự khẳng định với bản thân, giúp bé ngày càng tự tin hơn.
Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý: Ta dạy con kiên định nói “không!” nhưng cũng cần dạy con chú ý vì ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới này, bé có thể nói “không!” theo cách có thể gây ra những rắc rối xã hội không cần thiết. (Cả người lớn chúng ta cũng rất dễ rơi vào tình huống này.) Chúng ta không cần phải hét lên hay rên rỉ để khiến người khác cảm nhận được sự nghiêm túc của mình. Những lời cứng rắn chỉ nên dùng khi tình huống đã bị đẩy đi xa, còn đầu tiên, bé chỉ cần từ chối nhẹ nhàng, nếu vui vui nữa thì càng tốt. Như thế, bé sẽ tránh được rắc rối, giữ được thể diện với bạn bè cũng như bầu không khí nhẹ nhàng.
Dạy con: Nói “có!” là “có!”
Bố mẹ thường đau đầu dành thời gian nghĩ cách dạy con nói “Không!” nhưng các cô cậu ngày nay thật ra cũng gặp khó khăn khi nói “Có!” Khi nhận được một lời mời hay một lời đề nghị, dù thích thú hay muốn tham gia, nhiều đứa trẻ cũng đột nhiên trở nên vụng về, nói năng lắp bắp, thậm chí lúng túng đến mức có thể chẳng có luôn những cử chỉ hay hành động tỏ thiện ý.
Sự căng thẳng và lúng túng này không thể dễ dàng mà thay đổi được, bạn cần tập dần dần cho con qua những điều nhỏ nhặt hàng ngày. Chẳng hạn khi bạn rủ con ăn kem và bé chỉ đáp lại một cách ơi hời, hãy “phàn nàn” nhẹ nhàng với con rằng, “Nghe chẳng có vẻ gì là con muốn ăn kem cả. Con có muốn thử nói lại không?” để dạy bé nói “có!”:
• Nhìn thẳng vào mắt người đưa ra lời mời;
• Nói rõ ràng, không ấp úng lúng búng;
• Gật đầu, mỉm cười;
• Ngôn ngữ cơ thể “mở” – không khoanh tay trước ngực hay đứng nghiêng;
• Cám ơn người đã đưa ra lời mời.
Bố mẹ làm gương!
Hãy đối mặt với điều này, không ít người trưởng thành cũng gặp phải khó khăn khi muốn từ chối một điều gì đó. Chúng ta dễ dàng bị lay chuyển từ quyết tâm sang sự yếu đuối, lúng túng. Vậy nên khi dạy con cách nói “không”, bản thân bạn cũng hãy cố gắng tăng cường khả năng của chính bạn. Hãy cứ tự hào khoe với con những thành công của bạn, chẳng hạn như khi một nhân viên chào hàng gọi đến để giới thiệu cho bạn một sản phẩm mà bạn hoàn toàn không cần đến và bạn từ chối bằng câu “Xin lỗi anh/ chị, chúng tôi không có nhu cầu sử dụng!” Vì sao chúng tôi lại bảo bạn tự hào? Nên như thế lắm chứ, vì nói “không” đâu phải dễ, và bạn cũng vừa làm một điều đúng đắn cho gia đình còn gì.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Webtretho (tổng hợp) / Theo Familycircle.com

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)