Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay375
mod_vvisit_counterHôm qua345
mod_vvisit_counterTrong tuần3562
mod_vvisit_counterTuần trước4116
mod_vvisit_counterTrong tháng27136
mod_vvisit_counterTháng trước83578
mod_vvisit_counterTất cả2178521
Hiện có 27 khách Trực tuyến

Giúp con không “sợ” nhà trẻ

Share
Trong thực tế, có nhiều trẻ rất hăng hái đến trường. Đó đa số là những đứa trẻ hướng ngoại, ưa thích khám phá, hoặc có nhiều bạn đã đi học và chúng hứng thú đi học để có thêm bạn chơi cùng. Còn những trẻ sợ đến trường mẫu giáo thường nhút nhát hoặc ít bạn, ít được tạo điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Lúc nhỏ, trẻ ít được tiếp xúc, chơi đùa với những trẻ cùng tuổi (bạn hàng xóm, anh chị em họ…), chỉ quen với môi trường gia đình với những người thân.


Bên cạnh đó, cũng có nhiều bé bị tác động bởi lời nói của mọi người xung quanh về việc “đi nhà trẻ”. Đối với người lớn, đó chỉ là những lời nói đùa nhưng với trẻ, đó là sự thật. Ví dụ như anh chị trong nhà hay nói: “Mai mốt cho Bi đi nhà trẻ cho đỡ quậy, hoặc bé Ngọc đi nhà trẻ để hết người nhõng nhẽo nhé”. Nghe những lời nói đùa đó, trẻ sẽ cho rằng việc đến trường là trẻ phải rời xa ba mẹ như “bị bỏ rơi” nên việc ghét nhà trẻ cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, lịch sinh hoạt ở trường cũng không giống với ở nhà làm cho trẻ dễ “dị ứng” và gây sợ hãi (bị cô rầy la, bị bạn cào xước, bị té, bị bệnh…). Thậm chí nhiều em còn bị sụt cân, thay đổi tính khí sau một thời gian bị ép đến trường.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm Nhàn (Công ty TNHH khoa học ứng dụng tâm lý Hồn Việt): “Giai đoạn đi nhà trẻ (3 tuổi) là giai đoạn tiền đề cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Do vậy, ba mẹ, thầy cô cần quan tâm đúng để giúp trẻ phát triển tốt nhất về tâm lý, trí tuệ, thể chất…”. Vì thế, trước khi cho trẻ đến trường, cha mẹ nên giúp trẻ chuẩn bị tâm lý để khắc phục tình trạng trẻ “sợ” trường lớp.

Làm quen với môi trường ngoài gia đình: trước thời gian chuẩn bị cho con đến trường, cho trẻ giao tiếp, chơi đùa với những bạn nhỏ cùng tuổi; đưa trẻ đi chơi, đến những nơi công cộng (công viên) để trẻ tập làm quen với môi trường bên ngoài gia đình. Thời gian đầu đi học, nên cho trẻ học khoảng nửa buổi để tập làm quen (có thể có mặt cha mẹ hoặc anh chị).

Tạo hứng thú cho trẻ với trường lớp: tạo tâm thế, hứng thú cho trẻ đến trường bằng những câu chuyện kể, “tâm sự mẹ con”, “giới thiệu” và tiếp cận môi trường mới bằng cách đưa trẻ đến trường xem các bạn chơi đùa, sinh hoạt có ba mẹ cùng đi và cùng chơi. Dần dần rút ngắn thời gian có mặt cùng trẻ ở trường đến khi trẻ quen với môi trường lớp học.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích đi nhà trẻ còn là việc thay đổi thói quen sinh hoạt. Vì thế, phụ huynh hãy tìm hiểu trước lịch sinh hoạt ở nhà trẻ mà mình chuẩn bị gởi con để tập cho trẻ sinh hoạt ở nhà theo lịch sinh hoạt của nhà trẻ nhằm giúp trẻ thích nghi dễ dàng hơn và không bỡ ngỡ. Tập cho trẻ sinh hoạt (ăn, ngủ, học) theo sinh hoạt của trường vào cả những ngày nghỉ. Tránh sự bất nhất về sinh hoạt giữa ở nhà và ở trường, vì như vậy khiến cho trẻ khó thích nghi và dễ lo lắng đến ngày đi học.

Đừng hù dọa bé: nhiều phụ huynh thường hay “phóng đại” các quy tắc ở trường mẫu giáo cũng khiến trẻ lo lắng và nhất quyết không chịu đi học. Ví dụ: con không ngoan, mai mốt đi học là cô giáo phạt, không chịu ăn là cô đánh đòn, bỏ đói, nhốt vô tủ… Hoặc khi tập cho con đi bô lại hay nói con không chịu đi mai mốt vô trường đi ra quần là cô phạt đấy nhé… Vì thế, tuyệt đối không nói đùa những câu tưởng như vô hại nhưng vô tình gây cho trẻ sự lo lắng, sợ hãi về sự “đáng sợ” của trường lớp, của cô giáo.

Quan tâm tới trẻ: ba mẹ cần quan tâm, hỏi han, thể hiện tình cảm với trẻ mỗi chiều khi rước trẻ về, để trẻ vẫn cảm thấy được thương yêu, ngay cả những giờ trẻ vắng ba mẹ. Tạo sự gần gũi thân tình giữa trẻ và cô giáo, bạn bè. Thường xuyên liên lạc với cô giáo để biết thêm về những thay đổi của trẻ ở trường, kịp thời có những biện pháp can thiệp. Vì ngoài ba mẹ vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Người giáo viên phải hiểu về tâm lý trẻ, yêu thương trẻ và có cách cư xử phù hợp với từng tính cách của mỗi trẻ.

LÊ HƯƠNG
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)