Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay713
mod_vvisit_counterHôm qua1008
mod_vvisit_counterTrong tuần2966
mod_vvisit_counterTuần trước2656
mod_vvisit_counterTrong tháng17479
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1910762
Hiện có 102 khách Trực tuyến

Làm gì khi bé đòi mặc quần áo theo ý của mình

Share

Cô nhóc 4 tuổi của bạn nhất định đòi mặc áo sơ mi trắng với váy trắng, giày trắng để đi dự sinh nhật bạn trong khi trời mưa tầm tã. Mẹ không cho, bé làm mình làm mẩy, lăn lê cả ra sàn nhà.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó xử khi cô con gái mới tuổi mầm hoặc chồi đã tỏ rõ quyền hạn của mình bằng cách “chỉ định” quần áo nó muốn mặc. Trong trường hợp này, tốt nhất, bạn không nên quát tháo, phải thật bình tĩnh và nhẹ nhàng đàm phán với bé.

Lý do bé đối đầu với bố mẹ khi chọn quần áo

Sự đối đầu trong chuyện chọn quần áo ở lứa tuổi này có nhiều lý do. Có thể, bé đang cố gắng giành quyền quyết định những việc của bản thân, dù sự lựa chọn đó đôi lúc bị coi là không bình thường, chẳng hạn như kết hợp đầm xòe, mũ lưỡi trai và giày sandal. Điều này cũng tương tự như khi một đứa bé 1-2 tuổi nổi giận, giật lấy bút chì để vẽ, dù nó chẳng thể tạo ra thứ gì ngoài những “con rồng đất” hoặc cậu bé 2 tuổi cứ nắm chặt cục kẹo trên tay, bất chấp lời cảnh báo của mẹ rằng sắp phải ăn trưa. Trẻ con là thế. Bé làm những gì mình thích và sẵn sàng đứng ở phía bên kia chiến tuyến với cha mẹ.

Một lý do khác dẫn đến cuộc cãi cọ về việc mặc quần áo là dù bé ngày càng lớn, chững chạc hơn nhưng cách suy nghĩ và hành xử vẫn như một đứa trẻ mà thôi, tức bé chưa hiểu gì về thẩm mỹ, cách phối màu… Sau này, dần dần, bé nhận thức rõ hơn về điều này và thậm chí sẽ buồn cười khi nhớ lại trước đây mình mặc đồ như thế nào.

Lý do cuối cùng khiến bé thích mặc đồ theo ý mình chính là lòng tự tin mong manh của nó. Ở khía cạnh nào đó, việc tự chọn quần áo cũng thể hiện lòng tự trọng. Bé cảm thấy mình thành công khi được người khác khen ngợi và nếu không làm được điều đó có nghĩa là nó chấp nhận thất bại. Chỉ một lời bình luận của bố như “Con ăn mặc gì mà kỳ cục vậy?” cũng đủ làm bé muốn cởi ngay bộ quần áo đó. Nhưng nếu bạn nói “Con gái, áo đầm này xinh quá!”, bé sẽ mặc mãi chiếc đó mà thôi.

Mẹ cần an ủi bé

Bạn lúng túng vì cô nhóc 4 tuổi làm mình làm mẩy, lăn lê cả ra sàn nhà chỉ vì nó không được phép mặc áo sơ mi trắng cùng với váy trắng và giày trắng để đi dự sinh nhật bạn vào một ngày mưa tầm tã. Lúc này, bạn chớ quát tháo, nên bình tĩnh và nhẹ nhàng đàm phán với bé.

Trước hết, mẹ cần giúp bé nguôi giận và tìm hiểu lý do tại sao con lại chọn bộ đồ đó: “Con thích mặc bộ này vì ai cũng khen con xinh xắn đúng không?” hay “Ai đó đã chê bộ đồ mẹ chuẩn bị sẵn cho con phải không?”

Nếu bé thừa nhận điều này, bạn có thể nói cho con biết, bé rất đáng yêu nên mặc quần áo nào cũng dễ thương cả.

Sau bước này, mẹ có thể tiến tới thỏa thuận với bé. Nếu con thích mặc đầm xòe chỉ vì nó không thích cái váy màu đỏ thì bạn có thể đề nghị bé chọn váy màu xanh hay một cái khác. Bạn phải khéo léo, không làm tổn thương bé nhưng vẫn giúp bé chọn quần áo cho phù hợp.

Cuối cùng, bạn cũng nên chuẩn bị “quy định mặc quần áo” nếu tất cả những chiến lược trên đều thất bại. Nếu bé khăng khăng làm theo ý mình, bỏ ngoài tai mọi lời khuyên hoặc đề nghị hợp lý của cha mẹ, bạn không cho bé ra ngoài trong bộ đồ như vậy. Người quyết định cuối cùng vẫn là bạn. Bố mẹ đừng vội mềm lòng vì cơn giận dữ hoặc nước mắt của bé. Nếu bạn nhượng bộ một lần, tình huống này cứ tiếp diễn mãi. Bố mẹ có chính kiến rõ ràng thì những cuộc chạm trán về quần áo sau với bé sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)