Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay165
mod_vvisit_counterHôm qua305
mod_vvisit_counterTrong tuần768
mod_vvisit_counterTuần trước2640
mod_vvisit_counterTrong tháng15478
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1908761
Hiện có 7 khách Trực tuyến

Tâm lý của trẻ khiếm thính

Share

Đặc trưng của cộng đồng trẻ điếc thần kinh giác quan là mỗi cá nhân đều có sự khác biệt riêng và nhu cầu của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Dạng và mức độ khiếm thính của đứa trẻ này có thể khác so với đứa trẻ khác và sự khác nhau như vậy tự nó đã tạo ra các sự khác biệt của từng cá nhân về tỷ lệ cần thiết điều chỉnh nội dung của chương trình giáo dục.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Đặc trưng của cộng đồng trẻ điếc thần kinh giác quan là mỗi cá nhân đều có sự khác biệt riêng và nhu cầu của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Dạng và mức độ khiếm thính của đứa trẻ này có thể khác so với đứa trẻ khác và sự khác nhau như vậy tự nó đã tạo ra các sự khác biệt của từng cá nhân về tỷ lệ cần thiết điều chỉnh nội dung của chương trình giáo dục. Khiếm thính tự nó có thể gây ra các vấn đề thứ phát về trí tuệ, học tập hoặc các vấn đề xã hội. Tiếp nữa, khiếm thính và cộng thêm các vấn đề khác về thể chất, giác quan, và / hoặc các vấn đề về trí tuệ có thể cùng có chung một nguyên nhân. Đối với lý do sau cùng đứa trẻ bị điếc thần kinh giác quan cần được gửi đi khám thần kinh. Các tổn thương thần kinh có thể có những biểu hiện bên ngòai như mập bất thường, các kỹ năng vận động tinh tế bị ảnh hưởng, như ảnh hưởng khả năng nói, , ra dấu hiệu, khả năng đọc ra dấu ngón tay. Các dấu hiệu này có thể đi kèm hoặc tự gia tăng những thiếu hụt tâm lý khác ảnh hưởng đến việc học tập. Vì thế, việc quan trọng là những nhà giáo dục chuyên nghiệp, các nhà thính học và các nhà thanh học có khả năng nhận biết, đánh giá và cung cấp những phương pháp điều trị phù hợp cho các vần đề mà trẻ khiếm thính hay gặp dù là những vấn đề bất lực về tâm lý học -thần kinh hay là sự thiếu hụt hoặc hư hỏng thần kinh giác quan.

Tuy nhiên, nếu trẻ khiếm thính có những vấn đề vế tâm lý học thần kinh hay những vấn đề về ứng xử, quá trình học tập của trẻ sẽ bị cản trở dù sử dụng phương pháp giáo dục nào. Khi trẻ được kiểm tra nghe và thu tiếng trong chương trình giao tiếp nghe nói (auditory-verbal communication program) có thể phát hiện sự kém tiến bộ trong việc học nói (mặc dầu đã trợ thính trên dãy tần số tiếng nói), không có khả năng học ý nghĩa của âm thanh, khả năng nhớ và nhớ lại kém, thiếu khả năng phát triển các mối liên hệ của biễu tượng (symbolic relationship), hoặc có các đáp ứng không đúng với âm thanh có thể nghe được. Vấn đề về thị giác cũng có thể cản trở việc học các dấu hiệu trong chương trình giao tiếp tổng thể (total communication).. Đương nhiên nếu không phải bị tàn tật về mắt mà chỉ không tốt thì phải được hiệu chỉnh về khúc xạ.. Cần ghi nhận các vấn đề về nhìn bao gồm cả nhận biết qua nhìn và khả năng nhớ kém , chuyển động của mắt khi nhìn một vật di chuyển kém hoặc mắt không có khả năng cùng theo dõi một cách êm ả một vật đi ngang qua vùng nhìn của mắt. Triệu chứng sau cùng nói trên có thể là sự thiếu hụt thần kinh do đường dẫn truyền thần kinh của mắt bị hư hỏng.

Một danh sách rất dài về các tàn tật tâm thần kinh và tâm lý đã được Pollack liệt kê [1}. Dưới đây là những bàn luận ngắn về những tàn tật này để cố gắng báo động cho các giáo viên cũng như nhân viên y tế biết về nó.

Các tàn tật về tâm - thần kinh (Psychoneurological Disabilities)

Những khó khăn vế tâm-thần kinh thường liên quan đến nghe kém bao gồm không có khả năng học, chứng mất hay khó phối hợp động tác (apraxia or dyspraxya), chứng lọan vận ngôn (dysarthria : phát âm không rõ, dù ý nghĩa và nội dung ngôn ngữ vẫn bình thường), hoặc dáng người không vững do vấn đề về trương lực cơ hay đồng vận. Đối với dáng đi không vững cần kiểm tra tổn thương tiền đình. Sự kém phối hợp các cơ ở trẻ nhỏ có thể gây ra sự vụng về, sự vấp ngả, té ngã, khó khăn ngồi và các vấn đề về kiểm sóat đầu [2,3].đây là những dấu hiệu điển hình cũa rối lọan chức năng tiền đình. Các dấu hiệu của thiếu hụt thần kinh do tổn thương não bao gồm các dấu hiệu điển hình liên quan tới các chuyển động nhỏ trong sử dụng “cầm “, nắm “., có rối lọan chức năng cơ tòan thân, ví dụ : sự liệt co cứng (spasticity), hoặc liệt nhão (flaccidity), cũng như các sự co cứng cơ hoặc co cứng giống múa giật (chorealike) hoặc run (tremors) có thể xuất hiện ở các cơ “ nói “.

Các ảnh hưởng trong cư xử (Behavioral Effect)

Tính hiếu động thái quá,thời gian tập trung ngắn, căng thẳng, sợ hãi và những đáp ứng tình cảm không thích hợp là những dấu hiệu ảnh hưởng cư xử có thể có ở trẻ điếc thần kinh giác quan. Những triệu chứng này có thể tượng trưng cho một phức cảm được biết đến là “ hội chứng hiếu động thái quá “, hoặc “ Rối lọan sự tập trung “ [4]. Mặc dầu hầu hết trẻ em điếc thần kinh giác quan và có tính hiếu động thái quá cho thấy không có nguyên nhân bệnh lý thần kinh. Một số trẻ với rối lọan chức năng cư xử cũng có các dấu hiệu không rõ ràng liên quan đến các bất thường nhỏ về phản xạ và âm thanh nhưng hơn hết là các rối lọan về sự phối hợp vận động giác quan [5]. Các triệu chứng khác mà người ta hay thấy xuất hiện với tần xuất cao là sự vụng về, phân biệt trái, phải khó khăn,, chứng mất khả năng viết (dysgraphia) và các khó khăn trong sự phối hợp tòan thân.

Có rất nhiều cố gắng nhằm xác định các nguyên nhân của tính hiếu động thái quá ở trẻ nghe bình thường. Vài nguyên nhân được cho là do di truyền, một trong bố hoặc mẹ hoặc cả hai nghiện rượu, Cha mẹ bị rối lọan tâm lý, sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, các chấn thương khi sanh [6,7], thức ăn. Tuy nhiên bản chất cơ bản đặc biệt của tính hiếu động ở trẻ nghe bình thường và ở trẻ khiếm thính thường không được biết. Đối với trẻ khiếm thính, khi thính giác bị mất bị mất làm tăng sự thúc đẩy phải nhìn. Điều này có nghĩa là trẻ khiếm thính có thể học để khám phá môi trường xung quanh mình bằng cách nhìn hiệu quả hơn.

Cần phải cẩn thận khi chẩn đóan tính hiếu động thái quá ở trẻ bị nghe kém vì sự thiếu hụt các triệu chứng đặc biệt và các mức độ khác nhau của hiếu động thái quá. Một số trẻ chỉ có xu hướng hơi quá hiếu động.

Kiểm tra tâm lý (Psychological Testing)

Nhiều kỹ thuật kiểm tra không dùng văn bản hay lời nói được thiết kế để sử dụng cho trẻ khiếm thính. Nhà tâm lý học nhìn chung có khả năng đánh giá chức năng trí tuệ và sự phát triển hiểu biết, cũng như những khó khăn về tâm thần kinh và khó khăn về ứng xử liên quan đến điếc thần kinh giác quan của những trẻ này. Cần có một đánh giá tâm lý hòan chỉnh đối với trẻ khiếm thính bao gồm : đo lường về trí tuệ, đánh giá về tính cách, xác định tổn thương não, đo kết quả giáo dục và một đánh giá về kỹ năng giao tiếp. [8]

Vernon [8] đã mô tả các phương pháp kiểm tra được các nhà tâm lý học sử dụng để đánh giá trẻ khiếm thính. Ông ta cũng đã báo cáo các đánh giá đối với từng phương pháp kiểm tra. Các lý do đối với sự không nhất quán kết quả khác nhau của các phương pháp kiểm tra từ phương pháp này so với phương pháp khác và cũng khác nhau từ đứa trẻ này so với đứa trẻ khác bởi vì những đứa trẻ này bị hạn chế các kỹ năng diễn tả bằng chữ viết hay lời nói nên không có khả năng dễ dàng làm theo các chỉ dẫn. Vì thế kỹ năng kiểm tra cao được đòi hỏi để xác định các khả năng thật sự của đứa trẻ. Một số các nhà tâm lý thấy cần phải sử dụng hai bộ kiểm tra hay nhiều hơn đối với mỗi một đánh giá để có các kết quả có giá trị. Kiểm tra tâm lý có thể cung cấp không chỉ dữ liệu về trí tuệ mà còn đo đạc chức năng học thuật và xác định các vùng có vấn đề đặc biệt. Các kết quả của việc kiểm tra tâm lý có thể cung cấp các thông tin quan trọng để mang lại nhiều hiệu quả cho trẻ trong điều trị.

Trí tuệ (Intelligence)

Trí thông minh của trẻ khiếm thính không bị kèm theo các tổn thương về thần kinh, khác nhau từ kém đến có những năng khiếu tự nhiên như những trẻ nghe bình thường. Điều quan trọng là phải đánh giá đúng trí thông minh của một đứa trẻ khiếm thính và tiềm năng phát triển các kỹ năng giao tiếp và đặt ra một cách thực tế các mục tiêu giáo dục. Các khả năng tâm lý ngôn ngữ của trẻ nghe bình thường nhưng chậm phát triển tâm thần bị ảnh hưởng bất lợi. Rohr và Burr [9] đã so sánh khả năng tâm lý ngôn ngữ của 131 trẻ chậm phát triển tâm thần (IQs từ 30 đến 60) trên nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau bao gồm hội chứng Down, tổn thương não sinh học (sanh thiếu cân = LBW và các điều kiện bẩm sinh như não nhỏ) Chậm phát triển do nguyên nhân môi trường (chấn thương sản khoa, chấn thương đầu sau sanh), và các trường hợp không rõ nguyên nhân. Trẻ em bị Down có khả năng nghe nói kém hơn nhiều so với trẻ của các nhóm nguyên nhân chậm phát triển tâm thần khác. Mặc dầu trẻ trong tất cả các nhóm nguyên nhân đều thiếu hụt khả năng nghe liên tục, quá trình xử lý tâm lý ngôn ngữ đặc biệt được nghiên cứu bởi tác giả bao gồm tiếp nhận thính giác, sự kết hợp của thính giác, sự biểu lộ bằng lời nói, khả năng nhớ thính giác, và ngữ pháp trong câu.

Điều trị

Có nhiều vấn đề và sự cần thiết đối với trẻ điếc thần kinh giác quan kèm kém các khả năng về tâm thần kinh và kém trong ứng xử. Vì vậy cần sắp xếp một chương trình bao gồm thuốc chống tăng động (antihyperactivity medication), chỉ dẫn giáo dục cho từng đối tượng, áp dụng trị liệu giao việc (occupational) và trị liệu tâm lý (psychological). Trong trường hợp hiếu động thái quá, việc sử dụng các chất kích thích đơn độc không được cho là phương pháp điều trị có hiệu quả. Điều trị hiếu động thái quá với chế độ dinh dưỡng khác nhau ngày càng trở nên phổ biến. Khi cân nhắc về chế độ dinh dưỡng cần lưu ý đến các yếu tố như : bổ xung thực phẩm, dị ứng thực phẩm, không chịu được đường, megavitamin, dấu hiệu thừa hoặc thiếu chất khóang. Mặc dầu chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt này được nghĩ là không có hại đối với trẻ em, nhưng qua kiểm tra chỉ có khỏang 10% hoặc ít hơn bệnh nhân áp dụng cách này. Người giáo dục sáng tạo là người có thể xây dựng phương pháp điều trị qua sự gia tăng liên tục khỏang thời gian tập trung của trẻ bằng cách sử dụng các phương pháp thích thú khác nhau.

Rõ ràng, các vấn đề một số cơ không họat động phối hợp do kém chức năng tiền đình hoặc tổn thương não sẽ làm trở ngại các họat động học tập dù xử dụng bất kỳ chương trình giáo dục nào. Vai trò của nhà điều trị y khoa và giáo dục là đánh giá và điều trị những khiếm khuyết này qua việc thay đổi kém chức năng thần kinh bằng việc gia tăng các họat động trung ương của hệ thống giác quan và vận động và phát triển chức năng của các hệ thống xúc giác,tiếp nhận, tiền đình và hệ thống nhìn.

Trẻ và gia đình cần được tư vấn hoặc phục hồi tâm lý. Việc ưu tiên là đưa kiểm tra tâm lý trở thành thường qui. Không may, việc điều trị thường có nhiều bất lợi và chậm trễ vì: không tin con mình bị chậm phát triển tâm thần, không tin tưởng chương trình điều trị và giáo dục sẽ đem lại tiến bộ cho trẻ, nhiều cha mẹ cho tất cả những vấn đề này chỉ thuộc giáo dục nên chỉ cần đưa con đến trường

Cơ hội của điều trị (Scope of Treatment)

Cần phải nhấn mạnh lại lợi ích khi các nhà giáo dục, thính học, và nhà ngôn ngữ trị liệu biết về chẩn đóan, hay nguyên nhân gây khiếm thính, vì từ đó họ có thể đánh giá tốt hơn và biết trước những vấn đề liên quan đến tâm lý.

Một số trường hợp điếc thần kinh giác quan do virút (rubella và nhiễm trùng CMV = Cytomegalovirus) có kèm theo chậm phát triển tâm thần [10 ]. Virut có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và tiền đình. Các chấn thương khi sanh và các ảnh hưởng của sanh nhẹ ký (ngạt =asphyxia và bilirubin máu cao =hyperbilirubinemia) là những nguyên nhân gây tổn thương các nhân não (brain nuclei). Viêm màng não được biết là gây tổn thương các tế bào của hệ thống thần kinh trung ương. Nên lưu ý trẻ em trong nhóm này học kém nhưng không được liệt vào lọai thiếu hụt trí lực. Tuy nhiên, những trẻ này sẽ có tần suất cao về sự tàn tật tâm thần kinh và kết quả là những ảnh hưởng trong cư xử. Kiểm tra về tâm lý thường tìm ra những trường hợp này, đặc biệt đối với những trường hợp nghi ngờ chậm phát triển tâm thần hay tổn thương não. Cần có các chương trình đặc biệt đối với vài trẻ trong nhóm này.Phương thức giáo dục có thể cần phải thay đổi từ giao tiếp qua nghe đến nghe nhìn đến giao tiếp tồng thể.Nếu trẻ đã được huấn luyện có thể phải có chương trình huấn luyện đặc biệt để việc huấn luyện đạt hiệu quả nhất.

Tổn thương tiền đình thường xảy ra ở trẻ bị viêm màng não, nhiễm trùng Cytomegalovirus, và một số hội chứng di truyền; chậm phát triểm tâm thần rõ rệt thương có. Rất hiếm khi những trẻ này vừa bị điếc thần kinh giác quan vừa có những tổn thương về phát triển các cơ quan của cơ thể . Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, với thời gian , sự không phối hợp tốt từ từ mất đi, nếu không mất đi cần phải sử dụng phương pháp điều trị bằng dạy lao động (occupational therapy).

Trẻ em bị điếc thần kinh giác quan bẩm sinh hay điếc sau sanh do di truyền và không có các dấu hiệu liên quan đến hội chứng thường không có những tàn tật về tâm thần kinh. Những rối lọan về ứng xử thường có trong nhóm này. Tuy nhiên, có thể chỉ có khả năng học của trẻ không tốt,còn lại giống như nhóm trẻ nghe bình thường.

Mỗi đứa trẻ bị điếc thần kinh giác quan, không tính đến nguyên nhân, cũng khác nhau. Thậm chí, so sánh các trẻ điếc thần kinh giác quan do viêm màng não, các kết quả tìm thấy cũng biểu hiện khác nhau ở mỗi trẻ. Sự khác nhau này do cơ chế gây thương tổn trong hệ thống thần kinh trung ương hay ngọai biên. Khi chẩn đóan điếc thần kinh giác quan những tổn thương này có thể được tìm ra và thậm chí được đóan trước.

Sự đạt được kỹ năng ngôn ngữ không phải là sự tồn tại thần kinh đặc biệt, đó là một sự biểu hiện tâm lý của kỹ năng xử lý giác quan riêng biệt. Mặc dầu các nhà tâm lý học có khả năng xác định và điều trị những tổn thương tâm thần kinh và tâm lý, nhưng không có phương pháp nào có thể xác định trẻ điếc thần kinh giác quan nào có khả năng học nói, học ngôn ngữ hoặc đánh giá trẻ nào không cần phối hợp các kỹ năng về đọc hình môi sẽ học nói được tiến tới phát triển nhận thức được.

Bài viết này được trích dịch từ “Strategies for Habilitation" của các tác giả Daniel Ling, PhD; Dennis G.Pappas Sr, MD.

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)