Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay291
mod_vvisit_counterHôm qua445
mod_vvisit_counterTrong tuần1536
mod_vvisit_counterTuần trước2656
mod_vvisit_counterTrong tháng16049
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1909332
Hiện có 12 khách Trực tuyến

Tăng thu nhập cho giáo viên mầm non: Cách nào?

Share

Hiện nay hầu hết các trường MN công lập trên địa bàn TP.HCM chỉ hoạt động trong giờ hành chính, từ 7 giờ đến 16 giờ 30. Và không có trường nào tổ chức giữ trẻ trong ngày thứ bảy. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện đón trẻ vào lúc 16 giờ 30. Theo đó, không ít phụ huynh đành phải gửi con vào các trường ngoài công lập...

Nhu cầu bức thiết của phụ huynh
Xung quanh khu vực nhà chị Minh Hạnh (P.1, Q.Phú Nhuận) có rất nhiều trường MN đạt chuẩn quốc gia. Song, chị vẫn phải gửi con vào một trường MN tư thục với cái giá 3 triệu đồng/ tháng, cao gấp 3-5 lần so với các trường MN công lập. Và chất lượng chỉ bằng 1/3, thậm chí là 1/5 các trường MN công lập. Bởi, "Tham quan các trường MN công lập gần nhà tôi rất thích, trường nào cũng có sân chơi, cô giáo có chuyên môn và kinh nghiệm, học phí lại thấp. Nhưng tiếc là các trường không chịu giữ trẻ ngoài giờ. Công việc của tôi đôi khi phải làm tới 6, 7 giờ tối mà 4 giờ 30 chiều là nhà trường đã trả trẻ. Thứ bảy, vợ chồng tôi cũng phải đi làm, nếu gửi trường công lập thì chỉ còn cách đưa con đi làm theo. Cuối cùng dù không hài lòng nhưng tôi cũng phải gửi con vào một trường tư thục gần chỗ làm", chị Minh Hạnh tâm sự.

Đây cũng là nỗi niềm của không ít phụ huynh. Chẳng hạn như trường hợp của chị Như Phúc (tiểu thương chợ Thái Bình, Q.1). Nhà chị cách Trường MN Phạm Ngũ Lão, Q.1 chưa đầy 300 mét nhưng vẫn phải đi xa tới 2km để gửi con. Chị nói: "Tôi bán thịt ở chợ, từ 4-5 giờ chiều là khoảng thời gian nhiều người mua nhất. Lúc này lại phải nghỉ bán để đi đón con. Mà đón về cũng phải đem bé vào chợ, nó chạy lung tung, lo nhìn nó nên cũng không bán được hàng. Vì vậy, cho bé học ở đây được gần một học kỳ là tôi phải chuyển sang trường tư".

Cô Phạm Thị Xuân Mai - Hiệu trưởng Trường MN 14, Q.3 cho biết: "Trước khi xin cho con đi học, nhiều phụ huynh tới trường hỏi có giữ trẻ ngoài giờ và thứ bảy không. Nhà trường trả lời là không, thế là họ gửi con vào trường tư"...

Vừa tốn tiền vừa thêm "gánh lo"

TP.HCM hiện có 289 trường MN tư thục, dân lập và 903 nhóm trẻ gia đình. Các cơ sở này đang nuôi dưỡng trên 20 ngàn trẻ (chiếm 30% số trẻ đi học MN). Những cơ sở này đã khắc phục được giờ giấc hành chính của các trường MN công lập. Ở trường tư, phụ huynh có thể gửi con đến 6-7 giờ tối, gửi cả thứ bảy. Thậm chí có không ít nhóm trẻ gia đình còn giữ trẻ cả ngày chủ nhật. Tuy nhiên, không phải cơ sở MN ngoài công lập nào, nhất là các nhóm trẻ gia đình cũng đảm bảo chất lượng.

Chị Như Phúc lo lắng: "Từ ngày bé học ở trường tư, tôi không bận tâm chuyện đón con sớm nữa nhưng lại lo về chất lượng ở đây. Ngày nào đón con về cũng phải kiểm tra khắp người coi thằng bé có bị trầy xước hay đau nhức chỗ nào không...".

Sự lo lắng của chị Như Phúc không phải là không có căn cứ. Bởi trên thực tế, rất nhiều tai nạn cho trẻ đã xảy ra tại một số nhóm trẻ gia đình. Giữa tháng 10-2010, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp bé trai Ng.Tr.Kh (Q.Bình Thạnh) do bị xuất huyết não. Theo lời kể của gia đình thì trước khi nhập viện một tuần, vào lúc 5 giờ sáng bé có biểu hiện sốt nhẹ, ho, ói và đi cầu nhiều nên gia đình cho bé điều trị bác sĩ tư với chẩn đoán viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa. Ngày 13-10, phát hiện bé bị co giật toàn thân, méo miệng, gia đình vội cho bé nhập viện Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, chụp CT Scanner cho thấy bé bị tụ máu dưới màng cứng vùng trán thái dương, xuất huyết não. Ba của bé Kh. cho biết, khi thấy bé nhập viện cấp cứu thì giáo viên của nhà trẻ tư nhân (nơi gia đình gửi bé) đã liên hệ với anh và cung cấp thông tin bé đã bị té từ trên con ngựa gỗ có độ cao 0,5m rồi chúi đầu xuống đất. Nơi bé chúi đầu xuống là một đống đồ chơi có góc cạnh. Đây chỉ là một trong số 1.001 vụ tai nạn đã xảy ra tại các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Tại hội thảo khoa học "Xây dựng trường chất lượng cao vì một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế" do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức vừa qua, TS. Lê Minh Hà - Vụ trưởng Vụ GDMN, Bộ GD-ĐT đề xuất: "Trường MN chất lượng cao là nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích cho trẻ như hoạt động ngoại khóa (bơi, vẽ, ngoại ngữ, tin học), dịch vụ chăm sóc sức khỏe (khám chữa răng, điều trị suy dinh dưỡng, béo phì, khuyết tật vận động, khuyết tật về ngôn ngữ). Ngoài ra, trường có thể đáp ứng các yêu cầu khác của phụ huynh như linh hoạt về giờ giấc gửi trẻ, trông trẻ qua đêm, tắm cho trẻ...".

LTS: Năm nào TP.HCM cũng tuyển khoảng 1.000 giáo viên mầm non (GVMN) nhưng vẫn không đủ. Nhiều GV làm được vài ba năm, thậm chí chỉ một học kỳ là bỏ việc. Nguyên nhân chính là "làm thì thật nhiều mà thu nhập chẳng bao nhiêu". Để hoàn thành Đề án phổ cập trẻ 5 tuổi, đội ngũ GV là một yếu tố không thể thiếu. Cách tốt nhất để có một đội ngũ GV đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng là tăng thu nhập cho người lao động... Vậy, tăng bằng cách nào?

Theo Báo Giáo Dục

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)