Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay1215
mod_vvisit_counterHôm qua1008
mod_vvisit_counterTrong tuần3271
mod_vvisit_counterTuần trước2640
mod_vvisit_counterTrong tháng17981
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1911264
Hiện có 7 khách Trực tuyến

Khi trẻ lớp 2 vẫn nói chưa sõi

Share

Học hết lớp 1 nhưng khả năng ngôn ngữ của bé Bin không khác gì trẻ 3-4 tuổi. Bé vẫn không thể nói được thành câu hoàn chỉnh, có nói thì cũng lộn xộn, "mẹ ăn cơm" lại thành "cơm ăn mẹ"...

Hồi mới đầu vào lớp 1 thấy điểm đọc, chính tả của con cứ lẹt đẹt 5, 6, chị Linh, mẹ cu Bin (Giảng Võ, Hà Nội) chỉ nghĩ đơn giản có thể con học chậm hơn các bạn. Chỉ đến khi đi họp phụ huynh tổng kết năm, chị mới vỡ lẽ con không thể đọc, viết lưu loát được, chị mới vội vàng đưa đi khám.
"Bác sĩ cho biết cháu bị rối loạn ngôn ngữ. Trẻ có thể nói nhưng lộn xộn, xếp câu cũng đảo lộn, nói ngược. Cứ tưởng học lớp một đơn giản, đứa trẻ nào rồi cũng biết đọc, biết viết hết nên mình mới không lo, không ngờ đến khi biết chuyện bắt đầu lo mới thấy tội con thế nào", chị Linh buồn bã nói.
Nhà tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, Phòng khám tâm lý Tuna (Hà Nội), cho biết, những trường hợp như con chị Linh không phải là hiếm gặp tại phòng khám. Nhiều cha mẹ khi con học hết lớp một đầu lớp hai thấy con không theo được các bài tập đọc, chính tả mới đưa con đi khám.
"Ở lứa tuổi này trẻ không còn được gọi là chậm nói nữa mà rối loạn đặc hiệu về ngôn ngữ và học tập. Phần lớn trẻ có tiền sử chậm nói nhưng nhẹ đến khi đi học mới có biểu hiện rõ ràng. Có trường hợp thì do cha mẹ chủ quan, lên 3 tuổi con mới biết nói nhưng sau đó nói rào rào nên yên tâm tâm, nghĩ con bình thường", nhà tâm lý Thanh Tùng nói.
Cũng theo chị, rối loạn này ở trẻ rất phong phú, với nhiều mức độ nặng, nhẹ và biểu hiện khác nhau. Có trẻ học hết lớp một thậm chí không biết một chữ cái nào, không đọc hay ghép từ được hoặc chỉ nói được câu ngắn, nói ngọng. Trẻ cũng có thể đọc sót chữ cái, "phán-phá, đắng-đắn", sót từ, thay thế chữ cái "con-chon", đọc lạc hay chệch từ con kiến-con cớn, thêm từ, thêm chữ cái "cái ca-cái can" hoặc đảo lộn chữ cái "cá-ác"...
Có trẻ biết đọc vèo vèo nhưng khi hỏi lại thì không biết trả lời như thế nào. Hay như trường hợp của cu Bin ở trên, trẻ có thể nói nhưng lộn xộn, xếp câu cũng lộn xộn, đảo lộn, nói ngược hoặc chỉ nói được câu ngắn. Khi yêu cầu viết một câu văn dài, một đoạn văn liền mạch, đoạn miêu tả thì bé không viết được, không nối được câu.
Một số bé không biết khái niệm về không gian, thời gian, kém trong việc nhớ trật tự thời gian. Hỏi ngày hôm nay làm những gì trẻ có thể kể được. Nhưng đến khi hỏi chuyện của ngày hôm qua thì không nói được, không chắp ghép được các sự kiện.
Tiến sĩ - Bác sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna cho biết, đối với phần lớn trẻ, học giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (học nói) là một kỹ năng được hình thành một cách tự nhiên ngay từ khi mới sinh. Sự giúp đỡ của người chăm sóc có tác dụng củng cố, thúc đẩy nhanh tiến độ của sự thuần thục. Không yêu cầu một sự hướng dẫn đặc biệt nào ngoài việc trẻ được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ.
Tuy nhiên, một số trẻ có rối loạn về ngôn ngữ ngay trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Trước tuổi đi học, trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng ngôn ngữ. Khi bắt đầu đến trường, trẻ gặp khó khăn đặc biệt về học đọc, học viết hay học toán...
Nguyên nhân gây rối loạn này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Có người cho rằng có thể liên quan đến quá trình trưởng thành sinh học, yếu tố gene, di truyền, trẻ xem tivi quá nhiều, ít giao tiếp bằng ngôn ngữ... Có trường hợp lại do cha mẹ nựng con quá đà, hay nói nựng như "Xời ơi, xương ơi là xương", "cục cưn"... kết quả là trẻ cũng học theo cách phát âm này, tiến sĩ Bưởi cho biết.
Các chuyên gia khuyến cáo, rối loạn ngôn ngữ rất phổ biến ở cộng đồng. Dù phần lớn trẻ cải thiện được khả năng giao tiếp khi lớn lên, nhưng rối loạn này vẫn tồn tại lâu dài với một số trẻ. Vì thế, khi nghi ngờ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ hãy tìm đến sự giúp đỡ của nhà nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà tâm lý... để có sự chẩn đoán chính xác hơn. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, liên tục sẽ giúp trẻ phục hồi. Ngoài ra, cha mẹ cần tập nói cho bé mọi lúc, mọi nơi. Khi nói cần chú ý dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải nói chuẩn, chính xác.
Nam Phương
* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)