Ánh Sao: +84-4-38696675
|
Hotline: +84-974947306
|
Hôm nay | 337 | |
Hôm qua | 345 | |
Trong tuần | 3524 | |
Tuần trước | 4116 | |
Trong tháng | 27098 | |
Tháng trước | 83578 | |
Tất cả | 2178483 |
Bé tự kỷ mắc các vấn đề về giao tiếp. Bé khó khăn trong cả giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói. Chậm nói hoặc không biết nói là dấu hiệu khá phổ biến ở bé tự kỷ. Ngay cả khi bé biết nói, bé cũng không dễ dàng trong cách diễn đạt. Các triệu chứng khác là ngôn từ lẻ tẻ, lặp đi lặp lại, biểu hiện khuôn mặt và cử chỉ không khớp nhau. Khiếm khuyết kỹ năng xã hội Không phản hồi Khuôn mẫu hành vi Thiếu cử chỉ và biểu lộ cảm xúc là dấu hiệu điển hình của tự kỷ.( ảnh minh họa) Chậm phát triển Thiếu liên kết người thân Bé tự kỷ có thể rất khác với những bé khác. Bé không bị thu hút vào những trò chơi phổ biến như quả bóng, đồ chơi nhồi bông, búp bê... Bé có cách thức chơi riêng, thích lặp lại các hành động như xoay tay, xoay một món đồ chơi... Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ Nguyên nhân di truyền Nguyên nhân môi trường Điều trị Theo MevaBe
Bé mắc tự kỷ làm suy yếu khả năng tương tác xã hội. Bé thiếu quan tâm đến môi trường và mọi người xung quanh. Những bé này luôn ở trong thế giới riêng của chúng, không tương tác hoặc chơi với người khác. Bé không hiểu được chia sẻ, kết bạn hoặc hiểu được suy nghĩ và tình cảm của người khác.
Bé thường tò mò và thích chơi. Tuy nhiên, một số bé không chú ý đến người xung quanh. Bé không có phản ứng và cũng không có cử chỉ nào hướng về người bên cạnh. Bé không thấy phiền phức về những gì đang xảy ra quanh mình.
Bé mắc tự kỷ thường có hành vi lặp đi lặp lại. Bé hạn chế trong việc thay đổi, thói quen không linh hoạt. Bé có thể chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại như vỗ tay, lắc...
Thiếu cử chỉ và biểu lộ cảm xúc là dấu hiệu điển hình của tự kỷ. Đến sinh nhật đầu tiên, các bé thường tò mò và dùng kỹ năng giao tiếp còn hạn chế để biết về thế giới xung quanh. Bé mắc tự kỷ không giống như thế. Bé hầu như không muốn biết điều gì và không thực hiện được những cử chỉ thông thường như các bạn cùng độ tuổi, ví dụ vẫy tay hoặc chỉ tay đến một cái gì đó.
Bé bị rối loạn này có thể không liên kết với bố mẹ, anh chị em hoặc các thành viên khác trong nhà. Bé có thể cùng một cách phản ứng với bố mẹ và với người lạ.
Không hứng thú với những đồ chơi phổ biến
Nguyên nhân của chứng tự kỷ thường không rõ, nhưng các chuyên gia tin rằng, tự kỷ có thể do di truyền và môi trường
Nghiên cứu đã chứng minh rằng, các gene di truyền góp phần gây chứng tự kỷ. Tuy nhiên chưa có gene đơn lẻ nào là thủ phạm. Các nhà khoa học tin rằng, ít nhất 5-20 gene chủ yếu có liên quan đến bệnh tự kỷ, những gene khác cũng góp phần làm gia tăng bệnh. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao có con tự kỷ. Độ tuổi của người cha có vẻ quan trọng hơn.
Gene không phải nguyên nhân duy nhất gây tự kỷ, vì thế các nhà khoa học tìm kiếm nguyên nhân từ môi trường. Chất độc hại hoặc những chất có hại trong môi trường có thể gây tự kỷ do tổn thương trí não hoặc ảnh hưởng đến gene. Các nghiên cứu tin rằng, tiếp xúc với thuốc trừ sâu tại thời điểm mang thai, nhiễm siêu vi... góp phần gây tự kỷ.
Thiếu oxy khi chuyển dạ cũng có thể góp phần gây tự kỷ.
Ô nhiễm không khí, phụ gia thực phẩm, chất chống cháy, một số hóa chất trong sản xuất nhựa và vật liệu tổng hợp cũng làm tăng tỷ lệ tự kỷ. Những độc tố này rất nguy hiểm với bé sơ sinh vì cơ thể bé ít có khả năng tự chống lại độc.
Chưa có gói điều trị tốt nhất cho những bé mắc tự kỷ. Phát hiện sớm và tham khảo ý kiến chuyên gia sớm là điều quan trọng. Trước khi quyết định về việc điều trị của bé, cha mẹ cần tự đặt những câu hỏi như phương pháp này thành công được bao nhiêu? Bác sĩ, chuyên gia ở đó tốt không?... Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc và đầy đủ về chứng tự kỷ ở bé.