Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay979
mod_vvisit_counterHôm qua1008
mod_vvisit_counterTrong tuần3232
mod_vvisit_counterTuần trước2656
mod_vvisit_counterTrong tháng17745
mod_vvisit_counterTháng trước23346
mod_vvisit_counterTất cả1911028
Hiện có 8 khách Trực tuyến

Bé 6 tháng tuổi bú sữa “pha”… thủy ngân

Share

(Dân trí) - Chiếc nhiệt kế bị vỡ khi người mẹ đo nhiệt độ bình sữa cho con nhưng chị hoàn toàn không hay biết. Khi đứa con nhỏ bú gần cạn bình, chị mới phát hiện ra những hạt lấp lánh trong bình sữa thì mọi chuyện đã muộn.
Tai nạn đặc biệt hiếm gặp trên đã xảy ra với bé N.N.B.T (6 tháng tuổi, ngụ tại tỉnh Lâm Đồng). Đầu tháng 5, cháu được người nhà chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM cấp cứu trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo.
Tìm hiểu nguyên nhân được biết trước đó cháu đã uống phải bình sữa có “pha” thủy ngân. Theo lời của người mẹ, chị đã làm vỡ chiếc nhiệt kế trong khi đo nhiệt độ bình sữa pha cho bé uống mà không hay biết.
Đến khi con bú gần hết bình sữa, chị mới phát hiện dưới đáy bình đọng những giọt lóng lánh trông như thủy ngân. Tá hỏa chị chạy đến lấy chiếc nhiệt kế ra xem mới biết nó đã bị nứt vỡ khiến thủy ngân thoát hết vào bình sữa.
Nuốt phải Hg vô cơ (điển hình là ở trẻ nuốt pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.
Sợ con bị nhiễm độc người mẹ tìm mọi cách gây ói cho bé nhưng không thành, ngay lập tức bé T. được gia đình chuyển thẳng xuống bệnh viện Nhi Đồng 1. Sau hơn một tuần theo dõi, kết hợp với các thủ thuật can thiệp của bác sĩ, cháu bé đã dần qua được nguy hiểm.
Qua trường hợp trên, bác sĩ cho biết, nhiệt kế thủy ngân chỉ dùng để đo nhiệt độ cơ thể nên mức cao nhất mà nó có thể đo được khoảng 420C. Do cấu tạo bằng thủy tinh mỏng bên trong có chứa thủy ngân nếu dùng để đo nhiệt độ cao hơn, loại nhiệt kế này rất dễ bị vỡ.
Để tránh những tai nạn tương tự có thể xảy ra, các bậc phụ huynh không nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước sôi hoặc nhiệt độ sữa của bé. Thay vì dùng nhiệt kế có thể pha sữa theo kinh nghiệm theo tỷ lệ 1 nước sôi, 2 nước nguội hoặc 1 nước sôi 1 nước nguội.
Để kiểm tra độ nóng của sữa trước khi cho bé bú có thể nhỏ vài giọt lên da bàn tay, nếu thấy ấm gần với nhiệt độ cơ thể (khoảng 370C) thì có thể cho bé bú được.
Li Uyên

 

Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)