Ánh Sao: +84-4-38696675
Hotline: +84-974947306

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay365
mod_vvisit_counterHôm qua345
mod_vvisit_counterTrong tuần3552
mod_vvisit_counterTuần trước4116
mod_vvisit_counterTrong tháng27126
mod_vvisit_counterTháng trước83578
mod_vvisit_counterTất cả2178511
Hiện có 34 khách Trực tuyến

“Sao bố lại đánh con?”

Share

Trời đã sầm tối nhưng không thấy Minh đi học về, mẹ cuống cuồng hối bố đi tìm con. Tìm khắp nơi không thấy, bố vừa lo vừa chạy xe. Chợt thấy Minh đang ngồi trên bãi cỏ thường có mấy người chích ma túy, bực quá, bố tát Minh một cái.

 

Bị bố tát, Minh tức lắm, nghiến răng không nói một lời, trèo lên xe bố chở về. Xe vừa vào sân, mẹ đã tất tả ra đón, hai hàng nước mắt chưa kịp lau. Mẹ vừa mừng vừa giận khi thấy Minh bước xuống xe lành lặn. Cầm tay con mẹ hỏi rối rít:

- “Đi đâu sao về trễ vậy con, có việc gì không?”

Tức bố, Minh không thèm nói một lời, lẳng lặng vào nằm trên giường chờ bố vào “hỏi tội”. Thương con, mẹ nói: “Thôi thì có gì để mai xử lý. Con mới đi học về chắc còn mệt, để em vào trước hỏi xem sao. Anh đi tắm đi”.

Ngồi bên cạnh Minh, mẹ thủ thỉ rất nhiều. 12 năm nuôi con, mẹ sợ Minh xảy ra chuyện gì thì mẹ không chịu đựng nổi. Dù thương mẹ nhưng Minh bây giờ đang ấm ức nên quyết tâm im lặng. Thấy con quá lỳ lợm, bố cầm roi vào, vừa đánh vừa la nhưng cái miệng của Minh vẫn câm lặng, không thèm khóc một lời.

Đánh xong, bố lặng lẽ đi ra ngoài. Minh nằm trên giường vừa tức, vừa buồn và chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết.

Sáng dậy, mẹ bảo bố đưa Minh đi học nhưng Minh không chịu và đòi đi một mình. Minh đi rồi, mẹ buồn nói: “Sao anh không đưa con đi, chắc nó đang giận anh lắm. Tối qua, anh nóng quá, sao không hỏi con trước mà đã vội đánh con”. Bố chỉ lặng thinh ngồi nghe.

Buổi trưa, mẹ thấy bố về nhà sớm, ngạc nhiên hỏi: “Sao hôm nay anh không đi đón con? Anh quay lại đi”. Bố chỉ cười và lấy mũ đi bộ ra ngoài.

Thì ra đêm qua, sau khi đánh con xong, bố buồn mà không ngủ được. Bước vào phòng Minh, bố đã đọc được những gì con viết vào cuốn nhật ký. Sáng nay bố tranh thủ về sớm để đến trường Minh. Ra khỏi cổng bố dắt Minh đi bộ, vừa đi bố vừa trò chuyện với con cho đến khi tới nhà.

Tối hôm đó, Minh đang học bài, bố đưa cho bức tượng nhỏ. Nhìn thấy vật trên tay bố, Minh hiểu ra tất cả. Đưa hai tay ôm bố, Minh nói nhỏ: “Con cảm ơn bố. Vậy là bố đã biết tất cả”. Bố mỉm cười gật đầu, khẽ nói: “Bố xin lỗi, hôm qua bố nóng quá”.

Thì ra, chiều hôm trước, Minh mang trái banh bố tặng hôm sinh nhật lên trường khoe các bạn. Các bạn đá vào đám cỏ sau trường, Minh tìm mãi không thấy, trời thì đang tối dần. Thấy bố chạy xe đến, Minh mừng lắm, tính nhờ bố kiếm giúp nhưng lại bị ăn một bạt tai…

Nói về giao tiếp giữa bố mẹ và con cái trong gia đình, chị Võ Thị Minh Huệ, Chuyên gia tư vấn tâm lý - giáo dục - gia đình và thanh thiếu niên tại TPHCM cho rằng:

Thông thường khi thấy trẻ đi học về trễ, các phụ huynh thường nghĩ ngay là con đã đi chơi. Dù rất lo lắng và mong con về nhưng khi gặp con, bố mẹ thường nóng nảy, tỏ vẻ bực bội, chửi mắng hoặc đánh con.

Bố mẹ muốn dạy con tại chỗ và thể hiện uy quyền của mình khi chưa biết nguyên nhân. Điều này gây cho trẻ cảm giác bị xúc phạm và mất thể diện với bạn bè và người khác. Nhiều lúc, vì thái độ vội vàng của bố mẹ mà trẻ tỏ ra bất hợp tác, không thèm chia sẻ, có khi bỏ nhà ra đi.

Để giải quyết tình huống con làm chưa đúng điều gì, bố mẹ nên bình tĩnh, nhẹ nhàng hỏi nguyên nhân và giúp con hiểu nỗi lo lắng của mình. Trẻ chia sẻ kịp thời sẽ là cơ hội để  bố mẹ biết được những mối đe dọa, nguy hiểm hay sợ hãi của con. Có như vậy mới bảo vệ được con.

Đánh con, chửi con trước mặt người khác, khi chưa biết rõ nguyên nhân là thể hiện sự bất lực của bố mẹ. Trẻ sẽ không nhận thấy được sự quan tâm, lo lắng của bố mẹ dành cho mình. Trước khi muốn con nhận lỗi, hãy cho con cơ hội để trình bày. Bố mẹ phân tích cho con hiểu và cùng nhau giải quyết khó khăn.

Hoài Lương

Theo dantri.com.vn


Share

Số 24 - Ngõ 205 (Cột Cờ)